NS Hoài Linh giữ số tiền 14 tỷ đồng ủng hộ miền Trung trong 6 tháng, liệu có phạm luật?

Sau 1 ngày NS Hoài Linh công khai nói về số tiền 14 tỷ ủng hộ Miền Trung vẫn nằm trong tài khoản cá nhân, CĐM lại nổ ra tranh cãi việc giữ 14 tỷ đồng từ thiện trong 6 tháng liệu có sai phạm.

Số tiền 14 tỷ phát sinh bao nhiêu lãi suất trong 6 tháng?

Dư luận đang quan tâm về việc NSƯT Hoài Linh (tên thật là Võ Hoài Linh) từng kêu gọi vận động các nhà hảo tâm trên cả nước hướng về miền Trung trong đợt lũ lịch sử (diễn ra vào đầu tháng 10 kéo dài đến đầu tháng 12 năm 2020) bằng cách ủng hộ tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân của mình. Số tiền mà các nhà hảo tâm quyên góp lên đến hơn 14 tỷ đồng. Nhưng đến nay hơn 6 tháng trôi qua kể từ thời điểm đấy, toàn bộ số tiền trên vẫn đang nằm trong “túi” của NSƯT Hoài Linh và liệu 14 tỷ đồng này sẽ phát sinh bao nhiêu lãi nếu gửi ngân hàng trong 6 tháng.

Khảo sát Trong nhóm Big 4, Vietcombank đang có lãi suất huy động tiền gửi 1 năm thấp nhất là 5,5%/năm. Ba ngân hàng còn lại gồm Agribank, BIDV và Vietinbank áp dụng cùng mức lãi suất 5,6%/năm.

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6 tháng qua khảo sát trong tháng 5 dao động trong khoảng 3,8% - 6,05%/năm. Trong đó, lãi suất 6,05%/năm được đồng áp dụng tại 2 ngân hàng là: Ngân hàng Quốc Dân và SeABank (điều kiện số tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên).

Ước tính theo mức lãi suất trên, khách hàng gửi 14,67 tỷ đồng trong vòng 6 tháng sẽ có khả năng nhận được khoản tiền lãi tối đã khoảng 500 triệu đối với kỳ hạn 1 năm và 444 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng.

Vì vậy nhiều người cho rằng Hoài Linh cần phải chuyển đủ cả số tiền gốc và lãi để ủng hộ người dân.

Mặc dù NSƯT Hoài Linh đã lên tiếng về việc chậm trễ trao số tiền từ thiện mà mình quyên góp được đến đồng bào bị ảnh hưởng bở lũ lụt miền trung. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc Hoài Linh chậm triển khai 14 tỷ từ thiện mà để trong tài khoản có dấu hiệu trục lợi.

Giữ 14 tỷ trong 6 tháng, NS Hoài Linh có phạm luật?

Luật sư Vũ Tuấn – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết: "Để nhận xét một văn bản pháp luật nào điều chỉnh một hoạt động từ thiện cụ thể thì cần phải xem xét tương đối rộng như mục đích của công việc từ thiện, về phương thức hoạt động thiện nguyện và đối tượng được nhận các khoản tiền, vật, hàng hóa từ hoạt động từ thiện. Đối với từng hình thức từ thiện hoặc hoàn cảnh cho việc từ thiện có thể kể đến các quy định tại:

Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; Luật phòng chống thiên tai 2013; Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật phòng chống thiên tai 2013; Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Đặt vấn đề quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ của nghệ sĩ Hoài Linh trong hệ quy chiếu pháp lý, nhận thấy đây là một hoạt động kêu gọi ủng hộ từ phía một cá nhân không thường xuyên.

Theo luật sư Tuấn, nhiều ý kiến cho rằng việc Hoài Linh chậm triển khai 14 tỷ từ thiện mà để trong tài khoản có dấu hiệu trục lợi là chưa có cơ sở lúc này, bởi cá nhân, pháp nhân nào đó gửi tiền cho Hoài Linh để nhằm mục đích ủng hộ, từ thiện được nhìn nhận tương tự việc ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình, việc thực hiện công việc được ủy quyền, thời gian thực hiện, phương thức thực do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận thì căn cứ theo quy định của pháp luật là 1 năm kể từ khi giao kết ủy quyền được thực hiện. Đối với ủy quyền không có thù lao, các bên có quyền chấm dứt bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên còn lại khoảng thời gian hợp lý; ngoài ra bên nhận ủy quyền còn có nghĩa vụ thông báo cho bên ủy quyền về tiến độ, công việc được ủy quyền.

Từ thời điểm nghệ sĩ Hoài Linh nhận số tiền đó thì các khoản lãi suất phát sinh thuộc về bên được hưởng tiền là đồng bào lũ lụt miền Trung. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản nào thì thuộc về chủ sở hữu tài sản đó. Khi chủ sở hữu đồng ý chuyển tài sản đó cho người khác hưởng thụ thì người hưởng thụ sẽ được sở hữu.

Nghệ sĩ Hoài Linh có trách nhiệm phải chuyển giao toàn bộ số tiền gốc và lãi cho đồng bào miền Trung trong thời hạn sớm nhất có thể. Ngoài ra, nếu việc thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền không kịp thời, gây thiệt hại cho đồng bào miền Trung thì nghệ sĩ Hoài Linh còn phải chịu bồi thường thiệt hại theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015.

Việc chuyển tiền từ thiện xuất phát từ thông tin, thông báo của Hoài Linh về việc tiếp nhận từ thiện, từ sự tin tưởng, mến mộ nghệ sĩ này. Đây là uy tín, tín nhiệm, là danh dự của nghệ sĩ chứ không đơn giản là chuyện tiền bạc.

Khi nhà hảo tâm tin tưởng chuyển tiền thì họ luôn hy vọng số tiền đó sẽ sử dụng kịp thời, đúng mục đích, khắc phục phần nào khó khăn cho đồng bào miền Trung Việt Nam.

Vậy thông tin đến bây giờ Hoài Linh vẫn giữ số tiền đó, chưa chuyển cho đồng bào miền Trung khiến nhiều người khá bất ngờ, bức xúc, thậm chí sốc, không tin nổi chuyện đó lại có thể xảy ra.

Nếu theo quy định trên thì trong suốt thời gian nửa năm qua, những mạnh thường quân chuyển tiền cho Hoài Linh làm từ thiện không nhận được bất cứ báo cáo nào về việc phân phối hay sử dụng số tiền hơn 14 tỷ trên. Chỉ đến khi vụ việc được hỏi đến, nam danh hài mới thông báo "số tiền vẫn trong tài khoản, chưa có lịch giải ngân".

Xem Thêm: Hoài Linh công nhận vẫn giữ số tiền 14 tỷ đồng hỗ trợ miền Trung, CĐM quay lại ủng hộ bà Phương Hằng

Phong Trần

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/ns-hoai-linh-lieu-co-sai-pham-khi-giu-so-tien-14-ty-dong-32843.html