Nord Stream-2 sắp thông dòng, tham vọng LNG Mỹ tan tành

Ngăn cản Nord Stream-2 để Mỹ có thể bán thêm khí đốt song nỗ lực của Washington đã bị ngăn cản.

Đầu tuần này, Đan Mạch đã chấp thuận sửa một phần trong giấy phép mà cơ quan quản lý cấp cho công ty điều hành dự án Nord Stream-2 hồi ngày 30/10/2019, cho phép các tàu lắp đặt mới được thực hiện công việc trên vùng biển của Đan Mạch bắt đầu từ ngày 3/8 tới.

Tàu lắp đặt đường ống Akademik Chersky của Gazprom.

Tàu lắp đặt đường ống Akademik Chersky của Gazprom.

Công ty có thể sử dụng các tàu có định vị neo, riêng rẽ hoặc kết hợp với các tàu được trang bị hệ thống định vị động. Với quyết định của Đan Mạch, tàu lắp đặt đường ống Akademik Chersky của Nga sẽ sớm hoàn tất việc lắp đặt đoạn đường ống cuối cùng trong dự án đưa khí đốt từ Nga tới Đức dài 1.230 km dưới biển Baltic.

Bình luận về động thái mới nhất của Đan Mạch, Chủ tịch Phong trào Sáng kiến công dân của Nga, nhà phân tích chính trị Vladimir Soloveichik cho rằng, Đan Mạch đã có bước đi đúng đắn và khôn ngoan do hoạt động của đường ống dẫn khí sẽ mang lại lợi nhuận cho đất nước và khí đốt giá rẻ sẽ ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế của một số quốc gia trong khu vực.

Cũng theo ông Soloveichik, khí đốt của Nga sẽ giảm “chi phí sản xuất công nghiệp và dịch vụ được cung cấp tại các quốc gia này”. Ngoài ra, việc thực hiện dự án sẽ giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của thuế khí đốt khi lắp đặt phục vụ cho nhà ở.

“Cuối cùng, Đức, Đan Mạch và các quốc gia khác sẽ có thể khắc phục hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế dễ dàng hơn nhiều do đại dịch Covid-19 gây ra, nhờ có các nguồn năng lượng giá rẻ” - ông Soloveichik nói thêm.

Ông Soloveichik nhấn mạnh, áp lực đối với dự án Nord Stream-2 từ Mỹ, Ba Lan và Ukraine đã không thành công.

"Chúng tôi có thể nói đây là “thất bại cục bộ” của Mỹ trong cuộc chiến thị trường khí đốt ở châu Âu, mà về phía Washington đang tích cực “trộn lẫn với áp lực chính trị đối với các đối thủ”.

Chuyên gia nói thêm rằng, người Đức đã xác định vị trí quan trọng của dự án Nord Stream 2, họ khăng khăng muốn hoàn thành việc xây dựng dự án bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.

“Các doanh nghiệp và các chính trị gia Đức bảo vệ lợi ích của họ là ủng hộ việc hoàn thành sớm đường ống dẫn khí Nord Stream-2, việc ra mắt dự án là vì lợi ích của nền kinh tế Đức”, ông Soloveichik kết luận.

Trong khi đó, ông Nicolas Mazzucchi, chuyên gia nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với báo Marianne về những hệ quả từ việc Mỹ ngăn cản dự án này.

Theo ông, nỗ lực cô lập Nga theo cách này là một ý tưởng thất bại bởi vì, “nếu người châu Âu cần khí đốt của Nga, họ sẽ được cung cấp thông qua các đường ống hiện có, ngay cả khi không có dự án Nord Stream-2”.

Mỹ muốn cáo buộc Nga đang phá nát châu Âu nhưng thực tế chứng minh ngược lại.

“Nếu Washington phong tỏa Nord Stream-2, chẳng có gì đảm bảo rằng điều đó có lợi cho khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ. Mặt khác, một rủi ro đó là một số quốc gia châu Âu sẽ bắt đầu xem Mỹ là một quốc gia thù địch thật sự” - ông Nicolas Mazzucchi cho biết.

Theo vị chuyên gia, môi trường quốc tế hiện không thuận lợi cho Mỹ xét về mặt cuộc cạnh tranh chiến lược tổng thể của họ với Trung Quốc.

“Nếu ý định của Mỹ là ngăn chặn Nga đặt ống thì thực sự Châu Âu đã bị hình sự hóa” - chuyên gia này nhấn mạnh.

Mặc dù, Mỹ chưa khi nào liên hệ tới việc châu Âu mua khí đốt của Nga thay vì lựa chọn khí hóa lỏng của Mỹ nhưng việc này dường như rất dễ hiểu. Cùng với tuyên bố thẳng thắn trên Twitter, ông Trump đã thu hút được sự chú ý của ban lãnh đạo châu Âu và "bán" thêm được một số hợp đồng đặt trạm đầu cuối tiếp nhận khí hóa lỏng của Mỹ ở Đức.

Đương nhiên, Mỹ vẫn có thể còn cơ hội để kinh doanh khí hóa lỏng tại châu Âu. Chỉ có điều, nếu Washington tiếp tục ngăn cản dự án Nord Stream-2, đồng thời lại liên tục chỉ trích các đồng minh, đòi thêm tiền bảo hộ quân sự thì cơ hội hợp tác của Mỹ sẽ hết sức hạn chế.

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nord-stream-2-sap-thong-dong-tham-vong-lng-my-tan-tanh-3411123/