Nord Stream - 2 chia rẽ các nước phương Tây

Các nước phương Tây đã xảy ra mâu thuẫn vì có nước mong muốn trừng phạt Nga và cũng có nước không đồng ý điều này.

Các nước phương Tây đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống lại nền kinh tế Nga và đặc biệt là dự án đường ống dẫn khí Nord Stream - 2, tuy nhiên mâu thuẫn đã xuất hiện do nhiều nước không muốn trừng phạt Nga.

Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream - 2 chia rẽ các nước phương Tây.

Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream - 2 chia rẽ các nước phương Tây.

Nghị viện châu Âu đã kêu gọi các nước Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Anh và các đồng minh trong NATO đưa ra các biên pháp trừng phạt Nga để lấy lại danh dự cho Navalny.

Đại diện Cấp cao về đối ngoại của EU Josep Borrell cũngkhông loại trừ khả năng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Tuy nhiên, rất nhiều nước châu Âu đều không đề cập đến sẽ trừng phạt dự án đường ống dẫn khí Nord Stream - 2. Trước đó, liên quan đến vụ đầu độc Alexei Navalny nhiều nước thân Mỹ như Ba Lan, Ukraine và các nước vùng Baltic đã kêu gọi các nước châu Âu khác trừng phạt dự án này và thậm chí đình chỉ xây dựng dự án này.

Tuy nhiên, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz không ủng hộ đề nghị của người đứng đầu Ukraine Volodymyr Zelensky về việc trừng phạt dự án đường ống dẫn khí Nord Stream - 2 của Nga.

Ông nhấn mạnh rằng, Áo có quan điểm khác với Tổng thống Ukraine. Đây là một dự án kinh tế đối với đất nước Áo. Một dự án rất hữu ích, bởi vì nó sẽ đảm bảo an ninh năng lượng cho Áo và toàn thể châu Âu.

Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cũng có quan điểm với nhà lãnh đạo Áo. Đồng thời, Liên minh châu Âu cũng lưu ý rằng, họ không có thẩm quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc xây dựng dự án Nord Stream - 2.

Tuy nhiên, liên minh này cũng cho rằng sẽ trừng phạt Nga vì vụ đầu độc Navalny, mặc dù thực tế cho thấy việc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế châu Âu.

Ví dụ, năm 2014 do các lệnh trừng phạt được đưa ra chống lại Nga, nền kinh tế của Liên minh châu Âu đã thiệt hai khoảng 100 tỷ USD trong 3 năm, trong khi thiệt hại của nền kinh tế Nga chỉ bằng một nửa. Ngoài ra, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đã giúp Nga có động lực để tái tập trung thị trường sang châu Á. Nga đã bắt đầu chuyển sang nhập khẩu các sản phẩm của các nước châu Á và nhờ đó ngành công nghiệp, nông nghiệp của họ không quá bị ảnh hưởng, thậm chí có thêm cơ hội để phát triển.

Hiện tại, Nga đã định hướng lại toàn bộ thị trường của mình, điều này sẽ cho phép nước này tiếp tục phát triển dễ dàng bất chấp các biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu. Trong khi đó, châu Âu tiếp tục phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga và lại mất đi thị trường tiêu thụ sản phẩm khổng lồ được sản xuất tại Liên minh châu Âu.

Tóm lại, dự án Nord Stream - 2 và các biện pháp trừng phạt mới nhằm chống lại Nga - tất cả những điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế châu Âu. Vì vậy, châu Âu phải xem xét vấn đề này cẩn thận, đặc biệt là nền kinh tế châu Âu đã và đang gặp không ít khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Minh Tú

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nord-stream--2-chia-re-cac-nuoc-phuong-tay-3419197/