Nóng: Siêu tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs của Việt Nam lần đầu lộ diện

Tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ X, hình ảnh về tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs (AT-5) đã lần đầu xuất hiện công khai. Từ trước đó, chúng ta chỉ mới được nghe rằng trong quân đội ta có loại vũ khí này nhưng chưa từng có bất cứ hình ảnh nào.

Mới đây trong Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ X diễn ra tại trụ sở Bộ quốc phòng, với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Quân đội Việt Nam đã trình làng những sản phẩm vũ khí tiên tiến và mạnh mẽ nhất hiện đang có trong biên chế. Trong đó, đáng chú ý là có sự góp mặt bất ngờ của loại tên lửa chống tăng cực kỳ mạnh mẽ 9M113 Konkurs - NATO định danh là AT-5. Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mục sở thị tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs lắp đặt trên bệ phóng 9P135M. Nguồn: Chinhphu.vn

Mới đây trong Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ X diễn ra tại trụ sở Bộ quốc phòng, với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Quân đội Việt Nam đã trình làng những sản phẩm vũ khí tiên tiến và mạnh mẽ nhất hiện đang có trong biên chế. Trong đó, đáng chú ý là có sự góp mặt bất ngờ của loại tên lửa chống tăng cực kỳ mạnh mẽ 9M113 Konkurs - NATO định danh là AT-5. Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mục sở thị tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs lắp đặt trên bệ phóng 9P135M. Nguồn: Chinhphu.vn

Trước đó đã có thông tin cho rằng Việt Nam đang sở hữu các tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs tuy nhiên chưa hề có bất cứ một hình ảnh nào về loại tên lửa này tại Việt Nam khiến cho nhiều người hoài nghi về sự tồn tại của nó trong biên chế quân đội ta, tuy nhiên hiện nay sự việc đã sáng tỏ. Những hình ảnh phổ biến hơn chủ yếu về loại tên lửa chống tăng 9M111 Fagot cũng được lắp đặt trên bệ phóng 9P135M tương tự Konkurs. Ảnh: Bộ đội Việt Nam ngắm bắn tên lửa 9M111 Fagot.

Tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs (AT-5) được phát triển và sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1974, sử dụng đầu đạn nổ chống tăng HEAT và hiện nay đang được sử dụng bởi quân đội nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Nga, Ấn Độ,… Ảnh: Một binh sĩ thực hiện thao tác ngắm bắn tên lửa 9M113.

Tên lửa có tầm bắn trong điều kiện ban ngày 3000m với bệ phóng 9P135 hoặc 9P135M, 4000m đối với bệ phóng 9P148. Và tầm bắn từ 2000-2500m trong điều kiện ban đêm. Ảnh: Xạ thủ thực hiện thao tác ngắm bắn tên lửa 9M113 Konkurs.

Về tên lửa, đạn 9M113 dài 935mm và 1260mm tính cả ống phóng, sải cánh 468mm, trọng lượng tên lửa 14.5kg và 25.5kg tính cả ống phóng. Sử dụng cơ cấu nổ lõm với đầu đạn nặng 2.7kg, đủ sức xuyên phá 750-800mm Thép cán đồng nhất (RHA). Tốc độ bay trung bình của tên lửa là 208m/s và tối đa là 300m/s. Ảnh: Mặt cắt tên lửa 9M113 Konkurs.

Ban đầu người ta dự định lắp lắp đặt 9M113 Konkurs lên các loại xe cơ giới như BMP-2, BRDM-2, v.v… Tuy nhiên sau đó người ta cũng có thể sử dụng cả bệ phóng cải tiến 9P135M từ tên lửa chống tăng 9M111 Fagot để triển khai mang vác di chuyển hành quân. Ảnh: Binh sĩ mang trên vai tên lửa 9M113 Konkurs.

Về bệ phóng, 9P135M nặng hơn 22kg, có thể triển khai được cả tên lửa chống tăng 9M111 Fagot, 9M111M, 9M113 Konkurs và 9M113M. Ảnh: Binh sĩ Nga ngắm bắn tên lửa 9M113 Konkurs.

Bệ phóng sử dụng kính ngắm ngày 9Sh119M1 hoặc kính ngắm ảnh nhiệt 1PN65 (Trọng lượng 13kg, tầm quan sát tối đa 2.500m) Ảnh: Chiến sĩ ngắm bắn tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs.

Ngoài ra, tên lửa có thể triển khai trên bệ phóng 9P148 lắp đặt trên xe thiết giáp BRDM-2 hoặc triển khai từ nền tảng bệ phóng đặt ngoài xe chiến đấu bộ binh BMP-2. Ảnh: Bệ phóng, ống phóng và đạn tên lửa 9M113 Konkurs.

Với việc có thể xuyên từ 750-800mm Thép cán đồng nhất (RHA) thì 9M113 Konkurs có thừa sức mạnh để hạ gục những loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại bậc nhất hiện nay trên thế giới, đồng thời cũng có thể dùng để tấn công công sự kiên cố, Boong ke, v.v… Ảnh: Mô hình trực quan lúc tên lửa 9M113 rời khỏi ống phóng.

Có thể thấy rằng, Quân đội ta có trong biên chế loại tên lửa Konkurs mạnh mẽ này đã góp phần nâng cao khả năng chống tăng của Lục quân Việt Nam. Đồng thời với việc tự chủ chế tạo được nhiều loại tên lửa chống tăng, hi vọng Việt Nam sớm có thể tự sản xuất loại tên lửa chống tăng này để trang bị đại trà, tạo sức uy hiếp lớn đối với kẻ thù nếu muốn sử dụng chiến thuật Tăng - thiết giáp quy mô lớn. Ảnh: Binh sĩ ngắm bắn tên lửa 9M113 Konkurs.

Video Tên lửa chống tăng B72 của Quân đội Việt Nam dàn trận - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-sieu-ten-lua-chong-tang-9m113-konkurs-cua-viet-nam-lan-dau-lo-dien-1401597.html