Nông sản Việt tập trung phát triển chiều sâu

Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu toàn cầu, nhưng hầu như chưa có thương hiệu nông sản nào được thế giới biết đến. Đây chính là sự thua thiệt, khi nền thương mại toàn cầu và tư duy tiêu dùng thế giới đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Thay vì chạy theo doanh số, đã đến lúc xuất khẩu nông sản phải quan tâm phát triển chiều sâu, tạo ra giá trị và lợi nhuận cho toàn ngành. ông Nguyễn Minh Họa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam: ông Đỗ Hà Nam – Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Namông Huỳnh Ngọc Trường, Công ty tư vấn thương mại US Global B2B tại Việt Nambà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN Hàng Việt Nam CLC

Rút kinh nghiệm bị thua lỗ nặng trong 2 năm 2017 - 2018, hiện ngành điều đang tiên phong có những bước chuyển mạnh mẽ cả về tư duy lẫn cách làm. Thay vì tranh thủ dự trữ nguyên liệu cho cả 12 tháng, thì nay doanh nghiệp chỉ dự trữ tối đa 5 tháng. Từ đó giúp ổn định thị trường điều thô, tránh các biến động về giá trên toàn cầu. Đồng thời giúp giảm áp lực tiền vốn tồn khó, hay áp lực bán để quay vòng vốn cho doanh nghiệp. Dần dần doanh nghiệp có thể điều tiết sản xuất dựa vào thị trường, trụ vững trong khó khăn và đảm bảo lợi nhuận.

thị trường như thế nào, cân đối được đầu vào đầu ra có lời hoặc ổn định cho sản xuất, bảo vệ người lao động, mình không thua lỗ thì chúng tôi đưa ra là mục tiêu tối thượng chứ không theo mục tiêu doanh số. Các hội viên Vinacas cũng như vậy.

Để Tương tự, khi mà giá trị xuất khẩu thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây, ngành cà phê cũng đã nhận ra tập trung vào chế biến là đòi hỏi sống còn. Chuyển hướng đầu tư vào chế biến, thay vì chỉ xuất khẩu cà phê thô (giá thấp và bấp bênh), vừa giúp doanh nghiệp giảm áp lực bán ra, vừa tận dụng các ưu đã thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do.

(9:47) V hiện nay các doanh nghiệp FDI người ta cũng tranh thủ các hiệp định này tranh thủ các hiệp định vào VN đầu tư vào cà phê, đến lúc này VN đã có 10 nhà máy, nếu tiêp tục cố gắng trong thời gian tới, tối thiểu đảm bảo 30% tiêu thụ được qua hệ thống nhà máy chế biến thì tình hình giá cả của VN sẽ tốt hơn.

Song song với chế biến, việc xây dựng thương hiệu và chiến lược thị trường là rất quan trọng. Trước đến nay, VN đang phụ thuộc vào một số thị trường với quy chuẩn chất lượng lỏng lẻo, dẫn đến sản xuất trong nước bị lơi là, không đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Cộng với việc không tổ chức được kênh phân phối riêng, mà bán qua trung gian, nên không có thương hiệu. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, bắt buộc doanh nghiệp phải có tư duy hội nhập toàn cầu.

Chúng ta phải làm lại hết cái chi phí đầu tư cho giá trị thương hiệu toàn cầu đầu vào nguyên liệu có nguồn gốc, dây chuyền, công nghệ máy móc

Ngay một sự thay đổi về quy cách thôi là giá trị của sản phẩm nó đã thay đổi rồi, do đó có thể nói điều kiện cần căn bản nhất là sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn

Thực tế cho thấy, đã có những doanh nghiệp nông sản Việt Nam bằng sự nhạy bén trong tư duy, đã kịp thời chuyển động cùng nền thương mại toàn cầu, để ít nhiều tạo tên tuổi cho nông sản Việt. Tuy nhiên, để những bước đi tiên phong này lan tỏa và tạo được hiệu ứng trong toàn ngành nông sản, thì vẫn là một quá trình gian nan, nhất là trong điều kiện sản xuất nông sản trong nước vẫn còn nhiều bất cập và nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ như hiện nay./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/nong-san-viet-tap-trung-phat-trien-chieu-sau