Nông sản Việt Nam với thị trường Trung Quốc

Từ năm 2004 trở lại đây, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

 Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân, tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu lớn thủy sản Việt Nam.

Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân, tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu lớn thủy sản Việt Nam.

Ngày 1/12, UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ NN-PTNT Việt Nam tổ chức “Hội nghị kết nối xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc” trong khuôn khổ Hội chợ luân phiên hàng năm giữa Đông Hưng (Trung Quốc) và Móng Cái (Việt Nam).

Trung Quốc luôn là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.

Điểm lại 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu các mặt hàng nông sản giảm bao gồm:

a) Rau quả đạt 1,9 tỷ USD giảm 14,4% so cùng kỳ 2018:

- Một số loại trái cây của Việt Nam bị mất mùa, sản lượng giảm do tác động của thời tiết nắng nóng bất thường (ví dụ như vải, nhãn thanh long).

- Nhu cầu tiêu dùng rau của Trung Quốc giảm, do nguồn cung trong nước tăng trở lại sau mua đông khắc nghiệt của năm ngoái làm sản lượng rau Trung Quốc giảm.

- Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng làm tăng lo ngại của Trung Quốc đối với hàng rau quả làm giả xuất xứ, khiến nước này đang đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm nhập khẩu rau quả từ các nước ASEAN.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt sản lượng 175.564.373 tấn, kim ngạch 2,08 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2018.

b) Điều: khối lượng xuất khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2019 tăng 21,3% về khối lượng nhưng giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu điều sang Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt sản lượng 58.145 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 447,2 triệu USD.

c) Sắn và sản phẩm sắn đạt 595 triệu USD giảm 1,6% so cùng kỳ 2018:

Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách duy trì sản lượng dự trữ ngô ở mức thấp, khiến giá ngô trở nên cạnh tranh hơn, dẫn tới sự sụt giảm các sản phẩm thay thế ngô, đặc biệt là sắn lát;

Trung Quốc tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu.

Nhu cầu nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc có xu hướng sụt giảm do các doanh nghiệp Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu.

Trung Quốc giảm lượng nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn từ Thái Lan và Việt Nam để tăng lượng nhập khẩu sắn lát từ Campuchia và tinh bột sắn từ Lào.

Xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt sản lượng 163 nghìn tấn giảm 71%% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt sản lượng 1,52 triệu tấn tăng 21% so với cùng kỳ năm 2018.

d) Cao su: Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.362 USD/tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần là 64,3%.

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt sản lượng 864,7 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,15 tỷ USD tăng 9,1% về lượng và 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

e) Cà phê đạt 68 triệu USD giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2018:

Giá xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc giảm là do giá cà phê thế giới tiếp tục suy giảm. Trung Quốc là thị trường sử dụng chè làm thức uống truyền thống. Tuy nhiên, tiêu dùng đồ uống của Trung Quốc đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là đối với tiêu dùng cà phê.

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt sản lượng 33,2 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 78,75 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và 11,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

g) Gạo đạt 192 triệu USD giảm 66,8% so với cùng kỳ năm 2018, do thị trường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có sự thay đổi về cấu trúc nhập khẩu, hạn ngạch. Trong 22 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Trung Quốc đã tháo gỡ cho 3 doanh nghiệp (Tân Đồng Tiến, Intimex, Thuận Minh) và tạm dừng 2 doanh nghiệp (Tân Thạnh An và Tiền Giang) trong danh sách xuất khẩu sang Trung Quốc do xuất khẩu quá năng lực cho phép.

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, khối lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc trong 10 tháng năm 2019 đạt sản lượng 427 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 212 triệu USD giảm 65,4% về lượng và 66,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 435,6 USD/tấn, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2018.

h) Xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, trong tháng 10 Việt Nam đã xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc của Tập đoàn TH True Milk kim ngạch xuất khẩu đạt 40 triệu USD.

i) Thịt lợn: Sản lượng lợn của Trung Quốc sẽ chạm đáy trong năm nay sau khi dịch tả lợn Châu Phi (ASF) kéo dài hơn một năm đã khiến đàn lợn của Trung Quốc giảm hơn 40% và kéo giá loại thịt được ưa chuộng của quốc gia châu Á lên mức cao.

Theo Cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, hàng tồn kho tại các trang trại lớn đã bắt đầu tăng trở lại. Thời tiết mát mẻ, nhu cầu về lợn tăng lên, trong khi đó, nguồn cung vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, nông dân chưa bán ra nhiều, khiến nguồn cung bị thắt chặt và kéo giá tăng cao. Từ đó nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam sang Trung Quốc bằng tiểu ngạch trong 10 tháng năm 2019 đạt kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD.

k) Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong 10 tháng đạt 1,69 triệu tấn với trị giá 7,11 tỷ USD, tăng 1,5% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với năm 2018.

PV

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/nong-san-viet-nam-voi-thi-truong-trung-quoc-post253883.html