Nóng: Phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam

Tại hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, cơ quan chức năng đã phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi. Hiện, 123 con lợn của các hộ chăn nuôi đã bị tiêu hủy hoàn toàn.

Tại hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, cơ quan chức năng đã phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi. Hiện, 123 con lợn của các hộ chăn nuôi đã bị tiêu hủy hoàn toàn.

Cục Thú y công bố dịch tả lợn Châu Phi đã tràn vào Việt Nam.

Cục Thú y công bố dịch tả lợn Châu Phi đã tràn vào Việt Nam.

Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương vào cuộc tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi.

Chiều nay 19/2, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) họp báo thông tin về tình hình dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam. Theo đó, cơ quan chức năng đã phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.

Cụ thể, tại TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), đã phát hiện hộ ông Dương Văn Vũ ở xã Trung Nghĩa; hộ ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ) có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tại tỉnh Thái Bình, đã phát hiện một số hộ chăn nuôi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà có dịch tả lợn châu Phi.

Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương vào cuộc tiêu hủy toàn bộ 123 con lợn lợn của hộ chăn nuôi. Tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.

"Tiến hành thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch. Tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn. Tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh hộ có dịch"- ông Đông nói

Cơ quan chức năng tiêu hủy lợn sống nhập lậu từ biên giới vào Việt Nam để phòng lây nhiễm dịch bệnh ASF, bảo vệ đàn lợn trong nước. Ảnh: Tiền Phong

Theo ông Ken Inui, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện vào năm 1921 tại châu Phi, năm 1957 lan sang châu Âu và châu Mỹ. May mắn một số nước đã thanh toán được dịch bệnh này, tuy nhiên, như Tây Ban Nha phải mất 30 năm mà biện pháp quan trọng nhất chính là tiêu hủy đàn lợn

Việc lây lan chủ yếu là do vận chuyển sản phẩm thịt lợn bị nhiễm mầm bệnh. Bản thân chủng virus bệnh này lây lan rất chậm trong đàn lợn nhiễm bệnh, song lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi lại có tỷ lệ chết 100%.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 8/2018, đến nay đã có 950.000 con lợn bị tiêu hủy.

Đến nay, dịch tả lợn châu Phi không có thuốc chữa trị, cũng chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, lợn bệnh buộc phải tiêu hủy.

“Dịch tả lợn châu Phi không lây lan hay gây nguy hiểm cho người. Vì vậy, người chăn nuôi cần thông báo dịch, không giấu để bán tháo lợn bệnh. Người tiêu dùng không nên tẩy chay thịt lợn”- đại diện Cục Thú y cho hay.

Theo Cục Thú y, nguy cơ xâm nhiễm dich tả lợn châu Phi vào Việt Nam rất cao, đặc biệt là từ Trung Quốc do hoạt động chim cư trú tiêp xúc với lợn chết, hoạt động giao thương, buôn bán, vận chuyển lợn, thịt lợn nhập lậu qua biên giới.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-tuc/nong-phat-hien-2-o-dich-ta-lon-chau-phi-tai-viet-nam-a263490.html