Nông nghiệp, thủy sản Việt Nam dễ chịu tác động nặng nề từ hiện tượng thời tiết bất thường

Đối với El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn trong sự kiện năm 2014-2016 đã gây thiệt hại ước tính vào 3,6 triệu USD chỉ riêng đối với ngành nông nghiệp, thủy sản đánh bắt và nuôi trồng.

Ảnh: Trung Mến

Sự kiện El Nino hay còn được gọi là Dao động phương Nam (ENSO) là một hiện tượng thời tiết bất thường, đó là khi nước biển ấm dần lên vào mùa đông, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng sinh.

Việt Nam có nhiều khả năng bị tác động bởi các cú sốc về khí hậu do ENSO gây ra. ENSO là các dao động về nhiệt độ đại dương và khí quyển và có thể là các tác động chính đối với các mô hình thời tiết trên toàn cầu. Dữ liệu lịch sử cho thấy hai giai đoạn của ENSO là El Nino và La Nina, lần lượt có xu hướng làm giảm và tăng lượng mưa.

Thông tin trên được công bố ngày hôm nay trong hội thảo chuyên đề báo cáo nghiên cứu quản lý El Nino trong nông nghiệp tại Việt Nam được đồng tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Thế giới.

Bên cạnh đó, mặc dù của hai đều làm giảm lượng mưa ở miền Bắc, nhưng chỉ có El Nino làm giảm lượng mưa ở miền Trung và miền Nam Việt Nam; trong khi La Nina làm tăng lượng mưa ở cả hai. Miền Nam cũng đối mặt với thách thức về xâm nhập mặn do ENSO gây ra. Trong thực tế, các vùng bị tổn thương nặng nề nhất ở Việt Nam bởi các tác động của ENSO là Nam Duyên Hải, Tây Nguyên và Lưu vực sông Mê kông. Yếu tố làm cho các vấn đề trở nên phức tạp là Việt Nam có nguy cơ xảy ra thiên tai cao, bao gồm lũ lụt, hạn hán và lốc xoáy.

Theo một số phương pháp tính toán, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia dễ bị thiên tai nhất trên thế giới với hơn 13.000 người tử vong và tổn thất tài sản trị giá 6,4 tỷ USD trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Đối với El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn trong sự kiện năm 2014-2016 đã gây thiệt hại ước tính vào 3,6 triệu USD chỉ riêng đối với ngành nông nghiệp, thủy sản đánh bắt và nuôi trồng.

Tác động đến lĩnh vực nông nghiệp của ENSO cũng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Nông nghiệp là nền kinh tế quan trọng của Việt Nam, chiếm hơn một nửa GDP và hai phần năm việc làm.

Tuy nhiên, khi tính theo chỉ số chế biến hạ nguồn và độ tràn trên toàn ngành, thì toàn bộ hệ thống nông nghiệp- thực phẩm (AFS) chỉ chiếm hơn một phần tư GDP và hơn một nửa việc làm. Do vậy, mọi cú sốc đối với nền nông nghiệp đều tác động ngược lại đến toàn bộ nền kinh tế với các tác động tiêu cực về phúc lợi, an ninh lương thực và mức độ giảm nghèo toàn quốc.

Tổn thất về sản lượng hoa màu do El Nino có thể được bù đắp một phần bởi sản lượng hoa màu tăng trong thời kỳ La Nina. Vùng Trung du phía Bắc và các vùng hạ lưu của Lưu vực Mê Kong là những nơi bị sụt giảm sản lượng nhiều nhất trong thời kỳ El Nino, trong khi miền Trung là nơi có sản lượng tăng nhiều nhất trong thời kỳ La Nina.

Sản lượng ngô tăng trong thời kỳ El Nino là ngang bằng với sản lượng sụt giảm trong thời kỳ La Nina ở nhiều vùng ở Việt Nam, tuy nhiên, sản lượng gạo tăng chỉ bằng một nửa sản lượng sụt giảm. Điều này là do ngô có khả năng chịu hạn tốt hơn so với lúa. Tuy nhiên, các kết quả này cho thấy việc tăng sản lượng trong thời kỳ La Nina có thể bù đắp cho sản lượng bị sụt giảm trong thời kỳ El Nino.

Có bằng chứng cho rằng ENSO góp phần làm giảm sản lượng thủy sản và chăn nuôi của Việt Nam. Tính đến cuối kỳ El Nino gần đây vào tháng 3/2016, sản lượng cá nội địa là khoảng 38.000 tấn, giảm 2,6% so với năm trước. Các mô phỏng tính toán cho báo cáo này cũng ước tính El Nino làm giảm 2,6% về sản lượng thủy sản, bao gồm sản lượng đánh bắt và nuôi trồng.

Không có bằng chứng cho thấy La Nina góp phần làm giảm sản lượng thủy sản. Mối liên hệ giữa ENSO và sự sụt giảm sản lượng chăn nuôi thì còn ít rõ ràng hơn. Tuy nhiên, La Nina làm cho nhiệt độ ban ngày nóng hơn và do vậy làm tăng áp lực chịu nhiệt cho gia súc cũng như tăng các chi phí liên quan cho người sản xuất.

Các sự kiện El Nino cường độ mạnh làm giảm GDP trong khi các sự kiện La Nina cường độ mạnh làm tăng GDP ít hơn. Các mô phỏng chạy cho báo cáo này cho thấy tổn thất GDP cả nước trong suốt một sự kiện El Nino cường độ mạnh là 2,5 tỷ USD so với 1,1 tỷ USD GDP tăng lên trong sự kiện La Nina. Tỉ lệ phần trăm tổn thất còn lớn hơn trong lĩnh vực nông nghiệp, với GDP của ngành này giảm gần 10%.

Thậm chí chỉ giảm một tỉ lệ nhỏ của GDP toàn quốc thì cũng tương ứng với việc tổn thất một lượng tiền rất lớn. Ví dụ, giảm 1,5% GDP toàn quốc sẽ tương đương với tổn thất 2,5 tỷ USD giá trị gia tăng. Nhìn chung, các kịch bản mô phỏng ước tính khoảng một phần tư thiệt hại về kinh tế của AFS trong các sự kiện El Nino cường độ mạnh sẽ diễn ra ngoài ngành nông nghiệp.

Các mô phỏng cho từng ngành cho thấy sản lượng tăng trong các sự kiện La Nina của từng ngành, theo tỉ lệ phần trăm và theo giá trị đồng đô-la, không tương xứng với sự tổn thất trong thời kỳ El Nino của các ngành này. Bởi vì Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn, cho nên thị trường gạo thế giới cũng bị tác động tiêu cực, đặc biệt khi kết hợp với chính sách hạn chế xuất khẩu gạo.

Người nghèo đặc biệt bị tổn thương bởi ENSO. Ở Việt Nam, chế độ phúc lợi hoặc mức độ tiêu dùng của vùng nông thôn thấp hơn so với khu vực thành thị và của đối tượng nghèo thấp hơn so với đối tượng không nghèo. Mô phỏng cho thấy các hộ gia đình ở nông thôn chứng kiến sự sụt giảm 3,5% về phúc lợi khi có El Nino cường độ mạnh, trong khi tỉ lệ sụt giảm của các hộ gia đình ở đô thị là 2,7%.

Kết quả mô phỏng cũng cho thấy các hộ gia đình nghèo nhất có chế độ phúc lợi sụt giảm lớn nhất trong các đợt El Nino cường độ mạnh. Cụ thể, 4,9% hộ gia đình ở nhóm nghèo nhất chứng kiến mức sụt giảm về phúc lợi, so với 3,9% đối với tất cả các hộ gia đình. Ngoài ra, kết quả mô phỏng cũng cho thấy một đợt El Nino cường độ mạnh cũng có thể làm tăng dân số nghèo thêm hơn hai phần trăm.

Bởi vì ENSO góp phần làm tăng giá thực phẩm, và điều này tác động đến người nghèo- những người phải dành phần lớn hơn trong tổng thu nhập để chi tiêu cho lương thực. Do đó đã làm gia tăng bất ổn lương thực, suy dinh dưỡng và nghèo tiêu dùng. Chính vì thế, tác động của ENSO, ví dụ như, đối với lúa và ngô, sẽ có tác động lớn hơn đối với người tiêu dùng nghèo hơn- những người cũng có xu hướng ở vùng nông thôn, bởi vì họ phải dành phần lớn thu nhập để chi tiêu cho lương thực.

Các hộ gia đình có thu nhập thấp cũng không thể đảm bảo tiêu dùng dễ dàng bằng việc bán tài sản trong thời gian có các cú sốc ENSO. Kịch bản mô phỏng cho thấy một sự kiện El Nino cường độ mạnh cũng khiến cho tỉ lệ nghèo quốc gia tăng thêm 1,9%. Điều này có nghĩa là có thêm 1,7 triệu người sống dưới chuẩn nghèo.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/nong-nghiep-thuy-san-viet-nam-de-chiu-tac-dong-nang-ne-tu-hien-tuong-thoi-tiet-bat-thuong-3477010.html