Nông nghiệp ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu giữa HTX nông nghiệp với DN, còn có sự phát triển các chuỗi giá trị nông sản.

Tạị Hội nghị “Triển khai Đề án nâng cao năng lực HTX nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2025” diễn ra mới đây, nhiều diễn giả cho rằng, mục tiêu của Đề án triển khai tại các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL nhằm nâng cao năng lực, chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại nhằm phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Trong đó, đến năm 2025 có 100% HTX nông nghiệp được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản sản phẩm.

Quang cảnh hội nghị triển khai đề án nâng cao năng lực hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Quang cảnh hội nghị triển khai đề án nâng cao năng lực hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Trình bày về Đề án, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến năm 2025 mỗi tỉnh có từ 3 - 5 mô hình HTX nông nghiệp, áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, kết hợp mô hình kinh tế tuần hoàn để nghiên cứu, học tập và nhân rộng.

Bên cạnh đó, 100% HTX nông nghiệp trong các lưu vực hệ thống thủy lợi, cống Cái Lớn - Cái Bé áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí ht giữa HTX nông nghiệp với DN để tiêu thụ sản phẩm, phát triển các chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ HTX nông nghiệp áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tổ chức sản xuất quy mô lớn, cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu nông sản.

“Nhằm mục tiêu xây dựng các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, HTX xác định ở mỗi một vùng theo mỗi ngành hàng, theo mỗi đặc thù, điều kiện các mô hình khác nhau chứ không phải các địa phương, các vùng làm những mô hình giống nhau.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị.

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Đề án là một trong những nội dung của Nghị quyết 120 của Chính phủ về thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. Đây cũng là sự mong đợi của các HTX nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực và chuyển đổi mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Nếu thực hiện được khoảng 2.500 HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, ngân hàng thế giới (WB) sẽ hỗ trợ chương trình về giảm phát thải khí; Khi đạt chứng chỉ v car carbon như vậy nếu làm thì 1ha lúa. sẽ được chi trả 150 USD, ngân hàng thế giới đã sẵn sàng nguồn tiền cho Việt Nam từ năm 2024. Vì vậy, những mô hình VnSAT, 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng cần tiếp tục củng cố và nhân rộng thì sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt

Ông Trần Thanh Nam cũng nhấn mạnh, cần tập trung vào các khâu đột phá để giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp. Hiện nay, ở ĐBSCL khoảng 1,5 triệu tấn trấu và 215 triệu tấn rơm, những phụ phẩm này đang có xu hướng phát triển điện sinh khối chủ yếu rơm và trấu như vậy đây là tiềm năng rất lớn để khai thác .

Người dân đang thu hoạch nông sản.

Trong tăng trưởng xanh có 3 yếu tố, một là tăng trưởng kinh tế, hai là giảm phát thải khí nhà kính, ba là các yếu tố về mặt xã hội. Dự án này rất phù hợp có thể chuyển đổi hẳn 1 mô hình sản xuất, phương thức sản xuất trước giờ của chúng ta ở ĐBSCL rồi chuyển sang 1 hướng mới.

Đây là bước cực kỳ khó khăn, không đơn giản, làm cực kỳ khó, về nhận thức, cơ chế, chính sách. Nhưng không thể nào không làm, thời gian đến rồi. COP27 cũng khẳng định vấn đề giảm phát thải khí nhà kính đang là vấn đề toàn cầu, chúng ta làm vì đây cũng là giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đề án cũng hỗ trợ hoàn thiện kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu cho các hợp tác xã nông nghiệp, ưu tiên đối với các vùng chuyên canh lúa gạo, thủy sản, trái câyĐồng thời, nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ cho hợp tác xã nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Bên cạnh đó, cung cấp, chia sẻ thông tin cho hợp tác xã nông nghiệp và người dân về môi trường nước tưới, mặn xâm nhập, mức độ mặn ở các cửa sông, kênh rạch để chủ động lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu./.

Phạm Hải/VOV-ĐBSCL

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/nong-nghiep-dbscl-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-post985942.vov