Nóng: Loạt máy bay đến biên giới Trung - Ấn, nguy cơ chiến tranh cận kề

Sau hàng loạt động thái khiến leo thang căng thẳng tại biên giới Trung - Ấn, Trung Quốc mới đây đã điều động hàng loạt chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm tới khu vực này, một nguy cơ chiến tranh đang cận kề hơn bao giờ hết.

Tình hình căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bắt đầu từ cuối tháng tư tại khu vực Đông Ladakh và mới đây đã có những diễn biến xấu mới khi cả hai bên đã liên tiếp đưa ra những bằng chứng cho thấy đã có xô xát dẫn đến đổ máu giữa binh sĩ Trung - Ấn. Ảnh: Đoàn xe vận tải quân sự của Ấn Độ đang di chuyển đến biên giới.

Tình hình căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bắt đầu từ cuối tháng tư tại khu vực Đông Ladakh và mới đây đã có những diễn biến xấu mới khi cả hai bên đã liên tiếp đưa ra những bằng chứng cho thấy đã có xô xát dẫn đến đổ máu giữa binh sĩ Trung - Ấn. Ảnh: Đoàn xe vận tải quân sự của Ấn Độ đang di chuyển đến biên giới.

Mới đây, Trung Quốc cũng đã đưa các xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Type-15 chuyên biệt tác chiến vùng sơn cước đến vùng biên giới đang tranh chấp với Ấn Độ càng làm gia tăng thêm căng thẳng cho tình hình khu vực. Người ta lo sợ rằng sẽ có một cuộc chiến sắp nổ ra và người Trung đang chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất. Ảnh: Xe tăng hạng nhẹ Type-15 của Trung Quốc.

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng đã tung hoàng loạt tiêm kích, máy bay trinh sát cảnh báo sớm, máy bay vận tải,… đến khu vực biên giới sát với Ấn Độ. Ảnh: Biên đội tiêm kích J-11 của Trung Quốc.

Ảnh: Các tiêm kích J-16 của Trung Quốc tại sân bay. Loại máy bay này được ra mắt lần đầu năm 2012, phát triển dựa trên J-11 (vốn là bản sao Su-27 của Nga do Trung Quốc sản xuất) với nhiều nét tương đồng chiến đấu cơ Su-30MKK của Nga. Đây chính là đối thủ chính với các tiêm kích Su-30MKI từ phía Ấn Độ trong cuộc xung đột này.

J-16 chính thức gia nhập biên chế Không quân giải phóng Trung Quốc (PLAAF) năm 2014, là loại tiêm kích tấn công hạng nặng, với hai động cơ WS-10 cho phép máy bay có thể đạt vận tốc tối đa Mach 2. Máy bay dài 21.9m, sải cánh 14.7m, có 12 giá treo với tải trọng tối đa hơn 10 tấn vũ khí, kíp lái 2 người, tầm bay 3.000km. Ảnh: Một chiếc tiêm kích J-16 của Trung Quốc.

Ngoài ra còn các loại tiêm kích đánh chặn một chỗ ngồi J-8F cũng do Trung Quốc chế tạo. Máy bay được trang bị 2 động cơ WP-13A cho phép nó đạt vận tốc tối đa Mach 2.2 và tầm hoạt động 4.000km, nó có thể mang tối đa 4.500kg vũ khí qua 7 giá treo ở dưới cánh và bụng. Ảnh: Các tiêm kích J-8F đang tập kết tại sân bay gần biên giới Trung - Ấn.

Máy bay trinh sát cảnh báo sớm hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay là KJ-500, máy bay này lần đầu được ra mắt năm 2014 dựa trên khung thân của máy bay vận tải Y-9. Ảnh: Các máy bay trinh sát cảnh báo sớm KJ-500 của Trung Quốc tại sân bay.

KJ-500 được trang bị bốn động cơ cánh quạt cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 550km/h và tầm bay 5.700km cũng như có thể hoạt động liên tục 12h trên không. Máy bay được trang bị loại radar vô cùng hiện đại giúp nó phát hiện sớm mục tiêu từ khoảng cách 470km và có thể phát hiện cả những loại máy bay tàng hình hiện đại nhất hiện nay. Ảnh: Một máy bay KJ-500 của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng điều các máy bay vận tải Y-8 Shaanxi đến khu vực với mục đích chi viện hàng hóa. Đây vốn là phiên bản Trung Quốc chế tạo dựa trên máy bay An-12 của Liên Xô và được sản xuất từ năm 1981 cho đến nay. Ảnh: Máy bay vận tải Y-8 bên cạnh một chiếc KJ-500 của Trung Quốc.

Bên cạnh J-16 và J-8, Trung Quốc cũng được ghi nhận là điều động cả các chiến đấu cơ J-11, đây vốn là phiên bản Su-27 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11 trên khu vực đường băng.

J-11 là phiên bản Su-27 do Trung Quốc chế tạo dựa trên giấy phép chuyển giao công nghệ của công ty Sukhoi trong hợp đồng ký kết năm 1995. Năm 1998, J-11 thực hiện chuyến bay đầu tiên và đến nay đã có hơn 200 chiếc phục vụ trong Không quân Trung Quốc, được biên chế cho 7 sư đoàn. Ảnh: Một chiếc J-11 cất cánh.

Rõ ràng việc điều động số lượng lớn máy bay đến khu vực biên giới với Ấn Độ là một nước đi vô cùng tính toán của Trung Quốc, vừa phô trương thanh thế cho đối phương thấy vừa chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Trên thực tế hiện nay, Trung Quốc đang là bên chiếm ưu thế lớn trong cuộc đối đầu này. Ảnh: Binh sĩ Ấn - Trung đang trao đổi tại khu vực đang diễn ra tranh chấp ở biên giới hai nước.

Video Xem quân đội Trung Quốc và Ấn Độ “choảng nhau” - Nguồn: VTC1

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-loat-may-bay-den-bien-gioi-trung-an-nguy-co-chien-tranh-can-ke-1392309.html