Nông dân sản xuất chè chất lượng cao chuẩn bị Tết

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2018, thời điểm này các cơ sở chế biến chè ở Anh Sơn đang hối hả vào vụ sản xuất trà xanh chất lượng cao để phục vụ thị trường Tết. Thái Hiền

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2018, thời điểm này các cơ sở chế biến chè ở Anh Sơn đang hối hả vào vụ sản xuất trà xanh chất lượng cao để phục vụ thị trường Tết.

Trong năm thì đây là thời gian cao điểm nhất, xưởng anh Võ Văn Sáng thôn 5 xã Hùng Sơn làm việc hết công suất. Ảnh: Thái Hiền

Trong năm thì đây là thời gian cao điểm nhất, xưởng anh Võ Văn Sáng thôn 5 xã Hùng Sơn làm việc hết công suất. Ảnh: Thái Hiền

Có mặt tại xưởng sản xuất chè của anh Võ Văn Sáng, thôn 5, xã Hùng Sơn, không khí sản xuất rất nhộn nhịp bởi thời điểm này xưởng đang tập trung chế biến trà xanh chất lượng cao kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.

Anh Sáng chia sẻ: Cuối năm 2015 anh ra tận Thái Nguyên để học cách chế biến chè chất lượng cao, sau đó về đầu tư hệ thống máy móc với số tiền gần 400 triệu đồng. Trong năm thì đây là thời gian cao điểm nhất, xưởng làm việc hết công suất, nhưng muốn khẳng định và giữ được thương hiệu chè thủ công thì sản phẩm làm ra không chỉ giữ được độ thơm, ngon, mà an toàn vệ sinh cũng phải đảm bảo. Chính vì vậy, những năm gần đây toàn bộ diện tích chè của xưởng đều áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ các quy trình từ trồng, chăm sóc đến thu hái, sao, vò và lấy hương đều được chú trọng nên chất lượng.

Hiện tại mỗi kg trà xanh chất lượng cao của xưởng anh có giá từ 200 - 250.000/kg. Dự tính trong dịp Tết này cơ sở chế biến của anh sẽ sản xuất 3 tấn chè chất lượng cao để phục vụ người tiêu dùng.

Để có sản phẩm trà xanh ngon thì chè phải được hái hoàn toàn bằng tay. Ảnh: Thái Hiền

Tương tự, đang là thời điểm sản xuất chè cao điểm nên cơ sở chế biến chè thủ công của gia đình anh Nguyễn Cảnh Tuấn thôn 4, xã Hùng Sơn luôn bận rộn. Anh Tuấn cho biết: Trung bình mỗi năm gia đình anh sản xuất, đóng gói 3 tấn chè làm thủ công. Với giá thành 200 - 250 ngàn đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm anh cũng thu lãi 80 triệu đồng. Riêng dịp Tết năm nay xưởng của gia đình anh sản xuất 1 tấn để phục vụ người tiêu dùng.

Để có sản phẩm trà xanh ngon thì đầu tiên chè phải được hái hoàn toàn bằng tay để tránh dập nát hoặc lẫn chè không đạt yêu cầu, nguyên liệu chè phải đảm bảo chất lượng “một búp, hai lá” và phải đều như một. Đặc biệt chè phải hái đúng thời điểm từ 6 giờ sáng đến 10 giờ trưa để chè giữ được hương vị thơm ngon, đậm đà và phải được sao ngay trong ngày hái.

Nguyên liệu chè phải đảm bảo “một búp, hai lá” và hái trong quãng từ 6h-10h sáng để giữ được hương thơm. Ảnh: Thái Hiền

Với trên 520 ha chè, Hùng Sơn là địa phương có vùng nguyên liệu chè lớn nhất nhất huyện Anh Sơn. Hiện nay toàn xã có trên 450 hộ trồng, trong đó 70% sản lượng chè tươi cung cấp cho nhà máy chế biến chè trên địa bàn, số còn lại là do người dân tự tiêu thụ.

Ông Trần Minh Hoàn - Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn cho biết: Trong năm 2017 toàn xã thu hoạch được 5.900 tấn chè búp tươi. Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay dự tính toàn xã sẽ có khoảng 4 - 5 tấn chè chất lượng cao, bên cạnh đó còn có hàng chục tấn chè công nghiệp được đưa ra thị trường, sản phẩm trà xanh chắc chắn sẽ là nguồn thu không nhỏ mang lại cho người dân trồng chè Hùng Sơn.

Hiện tại mỗi kg trà xanh chất lượng cao có giá từ 200- 250.000/kg.

Với kinh nghiệm sản xuất chè lâu năm, thời gian qua, người dân Hùng Sơn đã nâng cao giá trị kinh tế của cây chè thông qua việc đầu tư mở xưởng sản xuất chế biến chè thủ công, đây là hướng đi mới đầy triền vọng nhằm giúp người dân trồng chè nâng cao thu nhập, đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu riêng cho vùng sản xuất chè Hùng Sơn.

Thái Hiền

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://www.baonghean.vn/mien-tay-nghe-an/201712/nong-dan-san-xuat-che-chat-luong-cao-chuan-bi-tet-2868533/