Nông dân bội thu từ mô hình điểm, lại biết cách chọn phân bón tốt

Thông qua các mô hình trình diễn tại nhiều địa phương, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã đem nguồn phân bón chất lượng cao tới tay người nông dân, giúp trang bị kiến thức bón phân khoa học. Cũng qua kênh này, người nông dân có thêm kinh nghiệm khi chọn phân bón tốt, tránh mua phải phân bón giả, kém chất lượng.

Tin dùng phân Lâm Thao

Vụ đông năm 2017, Hội ND tỉnh Thái Bình phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao triển khai mô hình điểm khoai tây sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín trên địa bàn xã Đông Động (huyện Đông Hưng) với tổng diện tích 7ha, 50 hộ tham gia.

Sử dụng phân bón Lâm Thao, người trồng na trên địa bàn thị xã Chí Linh (Hải Dương) có thu nhập cao. Ảnh: Thu Hà

Cách nhận diện phân
Lâm Thao chuẩn

Các sản phẩm phân bón của Lâm Thao được đóng bao định lượng 25kg hoặc 50kg, bên ngoài ghi rõ là sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao với hình ảnh ba nhành lá cọ xanh. Riêng các sản phẩm NPK-S được vê viên tạo hạt và sấy khô, có độ cứng nhất định và chỉ có một màu, NPK-S*M1 5.10.3-8 màu xám mà bà con hay gọi là màu lông chuột, NPK-S*M1 12.5.10-14 có màu nâu đỏ.

Là một trong những hộ tham gia mô hình, ông Phan Văn Đoàn phấn khởi nói: “Năm 2017 là lần đầu tiên tôi tham gia mô hình trồng khoai tây sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín, được hỗ trợ toàn bộ giống và phân bón. Tôi thấy trồng khoai tây vụ đông dễ làm, ít tốn công, đặc biệt bón phân NPK-S Lâm Thao cây khoai tây sinh trưởng phát triển tốt, củ to hơn so với ruộng khoai tây tôi bón phân đơn”.

Với kinh nghiệm nhiều năm trồng khoai tây cho năng suất cao, ông Phan Văn Quyền được bầu làm nhóm trưởng mô hình trồng khoai tây khép kín ở thôn Lam Điền.

Ông Quyền chia sẻ: “Gia đình tôi tiên phong trồng khoai tây ở xã Đông Động từ hơn 20 chục năm nay. Tùy từng năm, bà con nên xuống giống vụ đông từ ngày 25.9 – 10.10 âm lịch, sau 85 – 90 ngày là có thể thu hoạch. Trồng khoai tây vụ đông vừa nhàn lại ít tốn công lao động, chỉ việc kéo đất làm vồng rồi đặt khoai xuống, vãi phân là xong”.

Theo ông Quyền, được chăm sóc, bón phân NPK-S Lâm Thao khép kín, cây khoai tây phát triển tốt, hầu như không bị sâu bệnh, củ to đồng đều, ít có củ bi, năng suất cao hơn 1,5 lần so với trồng theo phương pháp truyền thống và bón phân đơn. Cụ thể, vụ đông năm 2017, năng suất khoai tại các hộ đều đạt 6,5 – 7,5 tạ/sào, cá biệt có hộ năng suất đạt 7,9 tạ/sào. Với giá bán dao động từ 6.000 – 8.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trung bình 3 triệu đồng/sào.

“Với hiệu quả kinh tế cao mang lại, năm 2018 này, tôi và các hộ dân trồng khoai tây xã Đông Động tiếp tục sử dụng phân NPK-S Lâm Thao để bón cho khoai tây vụ đông chứ không sử dụng phân đơn nữa” – ông Quyền nói.

Để trồng khoai tây đạt năng suất cao, ông Quyền cho biết việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho khoai tây rất quan trọng. “Bà con phải chọn chỗ đất cao, thoát nước tốt. Cần làm đất tơi xốp và lên luống trồng khoai tây. Trung bình, vụ khoai tây gia đình tôi thường bón từ 45 – 60kg NPK Lâm Thao, chia làm 3 lần.

Cụ thể: Lần 1 bón lót dùng phân bón NPK 5.10.3, lần 2 bón thúc NPK 12.5.10 sau khi cây khoai tây được 15 ngày tuổi, lần 3 cũng bón thúc NPK 12.5.10 sau lần 2 là 30 ngày. Về sâu bệnh, bà con cần chú ý phòng bệnh thối nhũn khi gặp gió đông và nhện đỏ trên cây khi gặp nắng hanh”- ông Quyền chia sẻ.

Cùng nông dân trên từng thửa ruộng

Thực hiện chặt chẽ liên kết 4 nhà, năm 2018 Hội ND thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND (thuộc Hội ND tỉnh Hải Dương) và Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện mô hình trình diễn điểm trên cây na với diện tích 3ha.

Anh Đoàn Hồng Đức - Phó Chủ tịch Hội ND thị xã Chí Linh cho biết: “Cây na dai đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của thị xã Chí Linh, mang lại nguồn thu nhập chính cho nông dân nơi đây. Hiện toàn thị xã có trên 700ha na được trồng tại các vùng chuyên canh tập trung thuộc các xã Hoàng Tiến, Tân Tiến, Hoàng Hoa Thám, Vàng Gián, Ngũ Đài, Phục Thiện, Bắc An... và phường Bến Tắm.

Để hỗ trợ người trồng na phát triển thế mạnh địa phương, cuối năm 2015, Hội ND thị xã Chí Linh làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể na Chí Linh và cuối năm 2016 đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể na Chí Linh. Đặc biệt, Hội ND đã tích cực phối hợp với các doanh nghiệp uy tín như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xây dựng các mô hình trình diễn điểm, tổ chức hướng dẫn, tập huấn KHKT cho người trồng na…

Là một trong những cán bộ nhiều năm đồng hành cùng với bà con trên từng mảnh vườn, thửa ruộng, Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao – ông Phạm Đức Thành cho biết, bà con nên mua ở các cửa hàng bán phân bón Lâm Thao nằm trong hệ thống của nhà phân phối phân bón Lâm Thao ở các tỉnh, thành. Các loại phân bón NPK-S của công ty, ngoài thành phần dinh dưỡng đạm, lân, kali còn được bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng rất tốt cho cây trồng.

“Thời gian tới, Lâm Thao sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân trong việc cung ứng các loại phân bón có chất lượng cao với giá bán hợp lý, tổ chức các hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón, các mô hình trình diễn phân bón Lâm Thao cho nông dân trên khắp cả nước nói chung, nhằm tạo nên những vụ mùa bội thu”.

Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

“Những năm qua các cấp Hội ND tỉnh Thái Bình đã tập trung tổ chức các hoạt động, dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp uy tín, trong đó có Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng phân bón chất lượng trả chậm. Riêng năm 2018, qua “kênh” Hội ND đã cung ứng hơn 33.000 tấn phân bón Lâm Thao”.

Bà Bùi Thị Nga – Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Thái Bình.

“Thông qua các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, cán bộ kỹ thuật Công ty Lâm Thao đã về tận vườn hướng dẫn bà con áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ vệ sinh vườn, đồi, tỉa cành tạo tán sau thu hoạch; quy trình bón phân Lâm Thao phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây để đảm bảo năng suất, chất lượng; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật thu hái, bảo quản na”.

Ông Đoàn Hồng Đức - Phó Chủ tịch Hội ND thị xã Chí Linh, Hải Dương

Thu Hà

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/thi-truong-nong-san/nong-dan-boi-thu-tu-mo-hinh-diem-lai-biet-cach-chon-phan-bon-tot-926060.html