Nói tiêm kích J-16 vượt trội với Su-30MKI và Su-35 là 'hoang tưởng'

Một giáo viên huấn luyện phi công quân sự của Trung Quốc, trong lần phỏng vấn Đài truyền hình CCTV đã khẳng định, chiến đấu cơ J-16 của nước này, có tính năng vượt trội so với Su-30MKI và Su-35 của Nga.

Những thông tin trên báo chí Trung Quốc cho biết, tiêm kích J-16 được Trung Quốc công khai lần đầu vào năm 2014, đã thu hút được sự quan tâm của PLA và việc sản xuất loại máy bay này, hiện đã được nước này đẩy mạnh.

Những thông tin trên báo chí Trung Quốc cho biết, tiêm kích J-16 được Trung Quốc công khai lần đầu vào năm 2014, đã thu hút được sự quan tâm của PLA và việc sản xuất loại máy bay này, hiện đã được nước này đẩy mạnh.

Trong khi các chuyên gia quân sự Ấn Độ luôn bác bỏ những máy bay chiến đấu, mà Trung Quốc sao chép trái phép từ Su-27 của Nga, như J-11B đều có tính năng thấp hơn nhiều so với tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ; thì sự xuất hiện của tiêm kích đa năng J-16 đã gần như thay đổi cuộc chơi.

Máy bay chiến đấu J-16 được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) đa chế độ hiện đại, J-16 được chế tạo cho cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất; không giống như J-11, hay thậm chí là Su-27, có xu hướng thiên về đối không.

Trên thiết kế của J-16, Trung Quốc đã sử dụng các liên kết dữ liệu mới, hệ thống tác chiến điện tử (EW) cải tiến và tăng cường sử dụng vật liệu tổng hợp carbon, làm vật liệu chế tạo khung thân, mang lại cho J-16 khả năng tác chiến vượt trội so với những chiếc J-11B, mà Trung Quốc sao chép của Nga trước đó.

Về động cơ, tiêm kích J-16 của Trung Quốc được trang bị động cơ phản lực cánh quạt WS-10 Taihang được chế tạo trong nước, có lực đẩy tương đương với động cơ AL-31F của Nga, nhưng độ tin cậy lại không bằng.

So với Su-30MKI của Ấn Độ, J-16 được tích hợp các công nghệ cải tiến như hệ thống tái tạo không khí tổng hợp; hệ thống cảnh báo tên lửa (MAWS) và bộ thu cảnh báo radar (RWR). Những thiết kế này không có trên Su-30MKI.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không cung cấp cho J-16 bất kỳ ưu thế nào về hệ thống điện tử hàng không, nếu so với tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ vì Su-30MKI sử dụng radar PESA, có phạm vi tìm kiếm lớn hơn; hơn nữa radar AESA của Trung Quốc chưa được kiểm chứng khách quan về tính năng.

Cả Nga và Trung Quốc hiện nay đều phụ thuộc rất nhiều vào dòng máy bay chiến đấu Su-27/30 Flanker và các biến thể khác nhau của chúng. Trung Quốc hiện đang nhanh chóng bắt kịp hầu hết các khía cạnh kỹ thuật, của việc phát triển máy bay chiến đấu, nhờ đầu tư việc sao chép công nghệ từ nước ngoài.

Trong vài năm gần đây, máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã cải thiện được khả năng tấn công, khi đạt được những tiến bộ trong cả tên lửa không đối không trong tầm nhìn (WVR) và ngoài tầm nhìn (BVR). Ví dụ tên lửa tầm ngắn PL-10, đi kèm với thiết bị tìm kiếm hồng ngoại bằng hình ảnh, nâng cao khả năng chống lại các biện pháp đối phó.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang nhanh chóng cải tiến công nghệ vật liệu tổng hợp carbon, giúp J-16 giảm trọng lượng và mang được nhiều vũ khí và cảm biến hơn. Ngoài ra, "buồng lái bằng kính" kiểu mới trên J-16, thay thế các đồng hồ số, hay thấy trên các máy bay chiến đấu cũ của Nga.

Qianshao, chuyên gia hàng không quân sự Trung Quốc, nói với tờ Global Times: "Thiết kế khí động học của J-16 nhấn mạnh khả năng cơ động hơn là tàng hình, nhưng lớp sơn phủ tàng hình, có thể khiến nó khó bị phát hiện hơn".

Mặc dù có những ưu điểm, nhưng điều đó không có nghĩa là máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc sẽ vượt trội hơn Su-30MKI của Ấn Độ, khi máy bay của Ấn Độ được trang bị động cơ AL-31F đáng tin cậy, có khả năng tạo lực đẩy cao hơn.

Về hệ thống điện tử hàng không, Su-30MKI được trang bị các hệ thống tiên tiến của Pháp và Israel (được khẳng định chất lượng quốc tế), đã nhiều lần nâng cấp, nên đã đưa Su-30MKI ngang hàng với nhiều loại máy bay phản lực hiện đại.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ nỗ lực cải tiến, nâng cấp J-16 để chiếm ưu thế trước Su-30MKI của Ấn Độ, vốn được Không quân Ấn Độ (IAF) sử dụng với số lượng lớn. Do đó, nếu Su-30MKI không tiếp tục được nâng cấp bằng các công nghệ mới nhất, máy bay chiến đấu của Nga và IAF, rất có thể sẽ bị chế ngự theo thời gian.

Các chuyên gia Ấn Độ than phiền về những công nghệ thế kỷ 20 trên Su-30MKI và chính phủ Ấn Độ không có khả năng thay thế hoặc cải tiến những công nghệ đó; điều này nếu không được giải quyết nhanh, sẽ gây bất lợi cho khả năng chiến đấu của Không quân Ấn Độ trong tương lai. Nguồn Ảnh: Flickr.

Tiêm kích J-16 hiện đang là bảo bối của Không quân Trung Quốc, khi mà tiêm kích J-20 của lực lượng này chưa thể ra đời với số lượng lớn. Nguồn: CGTN.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/noi-tiem-kich-j-16-vuot-troi-voi-su-30mki-va-su-35-la-hoang-tuong-1517943.html