Nơi lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật

Đến thăm TP. Đà Nẵng - dải đất thơ mộng bên bờ biển đẹp, thưởng thức các món ăn hấp dẫn đường phố, du khách nên ghé tham quan Bảo tàng điêu khắc (BTĐK) Chăm để khám phá những tuyệt tác còn mãi với thời gian…

BTĐK Chăm nằm ngay dốc bờ Tây cầu Rồng, trước khuôn viên bảo tàng có nhiều cây “cổ sứ đại” cành phơi đầy hoa trắng. Hình dáng mặt tiền nhà BTĐK mô phỏng theo kiến trúc Gothic, hài hòa với không gian xung quanh, nơi đây thường diễn ra các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ đặc sắc. BTĐK Chăm mở cửa đón khách tham quan xuyên suốt 7 ngày trong tuần phục vụ tham quan cho nhiều du khách khi đến Đà Nẵng.

Lễ cắt băng Khánh thành khai trương 2 phòng trưng bày mới

Lễ cắt băng Khánh thành khai trương 2 phòng trưng bày mới

Quan khách và Ngài Hervé Bolot - Đại sứ Pháp tại Việt Nam đang tham quan phòng trưng bày Đồng Dương (Ngài Hervé Bolot đứng thứ tư từ trái qua)

BTĐK Chăm là nơi lưu giữ những di vật, di chỉ, tác phẩm nghệ thuật điêu khắc của các triều đại Chămpa đã từng tồn tại trên dải đất Trung và Nam Trung bộ. BTĐK Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000m².

Không gian bên phải Bảo tàng là nơi thường diễn ra các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ đặc sắc

Múa Chăm trước khu vực sân BTĐK Chăm

Đầu tiên, bước vào nhà trưng bày, khách sẽ gặp ngay tượng bán thân của thần giữ cửa. Đi lần vào trong theo hướng dẫn, ta sẽ gặp rất nhiều tượng, phù điêu chạm trên đá các vị thần, bồ tát của Hindu giáo như thần Shiva, Barham, Umar, Vishnu, Genasa…Chất liệu của đa phần các tác phẩm điêu khắc hiện có tại Bảo tàng Chăm là sa thạch, đất nung và đồng. Sa thạch được sử dụng nhiều nhất trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV với hoa văn chạm khắc vô cùng tinh xảo, độc đáo, thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Chăm thời bấy giờ.

Du khách nước ngoài chụp ảnh kỷ niệm cùng “Chăm nữ”

Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại BTĐK Chăm đã lên tới khoảng trên 500 món và được phân chia theo các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm: Phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.

Tiên Sa

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/noi-luu-giu-nhung-tac-pham-nghe-thuat-129620.html