Nội lực nền kinh tế đã đi vào chiều sâu

Nội lực nền kinh tế Việt Nam đã thực sự đi vào chiều sâu thông qua khả năng chống chọi trước các tác động từ bên ngoài.

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc điều hành kinh tế vĩ mô để đảm bảo môi trường ổn định cho phát triển thời gian qua là khá nhịp nhàng.

- Năm 2019 có tác động như thế nào đến ngành Công Thương, thưa Bộ trưởng?

- Năm 2019 có tác động như thế nào đến ngành Công Thương, thưa Bộ trưởng?

Có thể nói, chưa bao giờ nền kinh tế thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp và khó đoán định như hiện nay. Tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp hơn so với năm 2018. Các tổ chức quốc tế tiếp tục dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm. Cạnh tranh chiến lược, nhất là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng phức tạp, khó lường. Thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế nhiều biến động.

Tình hình căng thẳng chính trị, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch ở nhiều khu vực trên thế giới tiếp tục gia tăng. Tình hình Brexit tiếp tục diễn biến phức tạp, Anh rời EU không có thỏa thuận…

Trước những diễn biễn hết sức phức tạp như vậy, ngành công thương vẫn thực hiện đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao. Trong đó một số chỉ tiêu vượt ở mức cao.

- Các Hiệp định như CPTPP hay EVFTA có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam lớn như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Hiệp định CPTPP đi vào thực thi và Hiệp định EVFTA chính thức được ký kết là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thể hiện cam kết mạnh mẽ của ta trong việc chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Ngay từ năm đầu tiên Hiệp định CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng cao trên hai con số, tập trung vào các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; và hàng dệt, may...

Ngay từ năm đầu tiên Hiệp định CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các thành viên đã thực thi CPTTP có tốc độ tăng trưởng cao trên hai con số.

Việc chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (EVFTA và IPA) sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, làm sâu sắc hơn mối quan hệ về kinh tế và thương mại nhằm tận dụng tối đa lợi thế và tiềm năng của nhau để mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Đồng thời, tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trong giai đoạn tới.

- Với thương mại điện tử, thưa Bộ trưởng lĩnh vực này đang phát triển đã thật xứng với tiềm năng của nền kinh tế?

Sự phát triển của sàn thương mại điện tử cũng đã đóng vai trò không nhỏ trong việc tăng giá trị, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bộ Công thương cũng đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử với việc tìm hiểu và kết nối với Amazon Global Selling bằng chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon, nhằm gia tăng xúc tiến thương mại và xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử và nhiều doanh nghiệp đã được hỗ trợ để xuất khẩu hàng hóa qua sàn thương mại điện tử của Amazon.

Hạ tầng giao thông: Mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Logistics

Việc tiếp cận được 300 triệu khách hàng trên Amazon là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt, tạo ra bước ngoặt mới cho các doanh nghiệp Việt tìm kiếm thị trường, khách hàng mới trên toàn thế giới.

- Xin Bộ trưởng nói rõ hơn giải pháp cho mục tiêu của ngành trong việc nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý và điều hành trong năm 2020 của ngành Công thương?

Bộ Công thương xác định năm 2020 sẽ tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm như, triển khai ngay Chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Nghị quyết chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, bám sát nội dung Nghị quyết của Chính phủ; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020, tạo tiền đề góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Tiếp tục tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, khơi dậy các nguồn lực phục vụ cho phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Gắn với đó là việc tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến của ngành công thương.

Bộ Công thương xác định đây tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, có ý nghĩa quyết định trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương. Kế hoạch hành động thực hiện các FTA đã có hiệu lực, các cam kết với WTO và ASEAN. Bộ sẽ đưa ra kế hoạch triển khai hiệu quả, đồng thời tiếp tục vận động phê chuẩn Hiệp định EVFTA và Hiệp định IPA...

Ngoài ra, Bộ tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả, chủ động cung cấp thông tin, nhất là các cơ chế, chính sách mới. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại về cơ chế, chính sách gắn với sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nguyễn Việt thực hiện

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/noi-luc-nen-kinh-te-da-di-vao-chieu-sau-165092.html