Nội chiến Ukraine, chiến tranh Syria... định hình toàn bộ cách thức xung đột thập kỷ qua

Chiến tranh và xung đột trên thế giới đang ngày càng 'tiến hóa' theo cách thức khác biệt hoàn toàn so với quá khứ. Cuộc nội chiến ở Ukraine, chiến tranh ở Syria... và nhiều cuộc chiến khác trên thế giới đã góp phần định hình, thay đổi toàn bộ cách thức xung đột suốt thập kỷ qua.

Đầu tiên phải nhắc tới cuộc nội chiến ở Ukraine hiện nay, giới phân tích nhận định cuộc chiến ở Ukraine đã biến đất nước này thành nơi thử nghiệm vũ khí mới, chiến thuật mới và cả những cách thức... xử lý khủng hoảng kiểu mới. Nguồn ảnh: BI.

Đầu tiên phải nhắc tới cuộc nội chiến ở Ukraine hiện nay, giới phân tích nhận định cuộc chiến ở Ukraine đã biến đất nước này thành nơi thử nghiệm vũ khí mới, chiến thuật mới và cả những cách thức... xử lý khủng hoảng kiểu mới. Nguồn ảnh: BI.

Bắt đầu từ năm 2014, cuộc nội chiến ở Ukraine đã mở đầu cho phong trào chia rẽ, đòi ly khai ở châu Âu và tới tận ngày nay, làn sóng này đã lan sang Tây Ban Nha. Nếu không có sự can thiệp đúng mức, rất có thể một Ukraine thứ hai sẽ xuất hiện tại châu Âu. Nguồn ảnh: BI.

Cuộc chiến tranh ở Syria đã khiến những tướng lĩnh quân sự tài ba nhất thế giới cũng phải nghi ngờ về... năng lực chỉ huy của mình khi có quá nhiều đội quân, phe phái tham gia, có quá nhiều sự thay đổi qua từng giờ và đối phương có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Nguồn ảnh: BI.

Tại Syria, quân ta, quân địch và dân thường tồn tại và chiến đấu đan xen nhau, chiến tuyến không được phân định rõ ràng và liên tục thay đổi. Cuộc chiến này đã cho thấy việc đối phó với lối đánh khủng bố trong khu vực đô thị khó khăn tới nhường nào. Nguồn ảnh: BI.

Tổ chức khủng bố IS cũng khiến cả thế giới sững sờ khi mang cuộc chiến tranh "thần thánh" này của chúng lên... mạng. Từ các trang mạng xã hội, với các thức truyền thông có bài bản, rất nhiều người phương Tây tới từ Anh, Mỹ hay Canada đã sang Trung Đông đầu quân cho IS. Nguồn ảnh: BI.

Hiệu quả truyền thông của IS tốt tới mức nhiều thiếu nữ trẻ tuổi thậm chí còn bỏ nhà, lặn lội sang tận Trung Đông để kết hôn với những tay súng IS này. Đây được coi là chiến thuật tẩy não cực kỳ nguy hiểm nhưng rất hiệu quả của IS. Nguồn ảnh: BI.

Cuộc chiến tranh với ma túy của Tổng thống Duterte, Philippines cũng được coi là cuộc chiến gây tranh cãi nhiều nhất trong thập kỷ vừa qua khi nhiều nghìn người Philippines đã thiệt mạng trong cuộc chiến, bao gồm cả những người vô tội. Nguồn ảnh: BI.

Mặc dù không mang đích danh là một "cuộc chiến tranh", tuy nhiên cuộc chiến chống ma túy ở Philippines cũng đã lột tả được sự đẫm máu, độ liều lĩnh và hung hăng của các băng đảng buôn ma túy hiện nay, khiến nhiều quốc gia phải "điều chỉnh lại" thái độ khi đối đầu với tội phạm, đặc biệt là ở những quốc gia được mệnh danh là thánh địa của ma túy. Nguồn ảnh: BI.

Cuộc chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ trong thập kỷ qua cũng đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên khi chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Trung Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia có sức mạnh quân sự khiến Mỹ và phương Tây phải lo lắng. Nguồn ảnh: BI.

Phương Tây nhận định, Trung Quốc đã dựa vào việc sao chép, "nhái" lại các vũ khí từ Mỹ để dần trở thành một cường quốc về quân sự. Mặc dù nhận định này không hoàn toàn đúng nhưng "nhái lại" công nghệ của các quốc gia đi trước đã được Trung Quốc khẳng định là một hướng đi rất hiệu quả khi nước này vốn dĩ đã bị tụt hậu quá sâu về khoa học kỹ thuật so với phương Tây trong thế kỷ 20. Nguồn ảnh: BI.

Cuộc chiến cân não giữa Mỹ và Triều Tiên trong thập kỷ vừa rồi cũng đã thay đổi sách lược ngoại giao của rất nhiều quốc gia khi mà với những quyết định cứng rắn của mình, giờ đây Triều Tiên có thể "chễm trệ" ngồi đàm phán cùng Mỹ mà không còn chịu cảnh "cửa dưới". Nguồn ảnh: BI.

Mặc dù tiến trình đàm phán Mỹ - Triều tới nay vẫn chưa đạt được bất cứ một thỏa thuận nào nhưng chiến thuật "nềm nắm rắn buông" của Triều Tiên đã trở thành bài học ngoại giao cho nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện tại, Triều Tiên vẫn vừa... phóng thử tên lửa, vừa sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Cuối cùng là sách lược gửi quân tham chiến ủy nhiệm của Iran ở Trung Đông. Khi mà những cuộc chiến tranh ở khu vực này đang ngày càng diễn biến phức tạp thì Iran cũng không hề đứng ngoài cuộc. Nguồn ảnh: BI.

Việc gửi quân đội ủy nhiệm tham chiến, can dự vào những cuộc chiến vốn không liên quan mấy tới quốc gia của mình không những khiến Iran có thêm kinh nghiệm thực chiến trên chiến trường mà qua đó, còn gián tiếp khiến quốc gia này mở rộng được tầm ảnh hưởng trong khu vực. Nguồn ảnh: BI.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/noi-chien-ukraine-chien-tranh-syria-dinh-hinh-toan-bo-cach-thuc-xung-dot-thap-ky-qua/20191221021255461