Nở rộ cho vay nặng lãi tại Bình Phước

Vay tiền với lãi suất quá cao, nhiều người lâm vào cảnh khánh kiệt, bị siết nợ, mất nhà cửa, vườn rẫy…là tình cảnh chung của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Chị Thị Lợi, thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước: 'Bà ấy giới thiệu thì đi vay, cả thôn mình đều vay của bà, lúc trước năm đó chị mới biết như vậy em ạ. Chị ơi em có chỗ này vay tiền nếu cần tiền thì đi qua hà em vay, em vay chỗ kia rồi em vay rồi chị vay. Ai mà cần tiền làm việc riêng trong gia đình thì em giới thiệu vay tiền nếu không có trả gốc thì trả lãi không sao đâu chị ạ. Nó nói như thế thì chị mới tin, tin xong thì đi vay thì cứ 10 ngày nó cọng lãi, 10 ngày nó cọng lãi chị ạ. Thôi kiểu thế này thì mất rẫy rồi chắc chết mất'.Ông Điểu Bích, Thôn Đăk Á, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước: 'Cô nhung cho vay kêu tui là chú không có tiền đáo hạn sổ thì để cháu cho vay cho vay nhiều hơn, cuối cùng vay 60 triệu đến giờ hết 300 triệu rồi'.Ông Điểu Hôi, Thôn Đăk Á, xã Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước: 'Đến giờ không có tiền trả rồi cô Nhung đi đòi, kêu minh thơ đi đòi, 8 giờ, 9 giờ tối đi đòi, đi 4 người, người nó xăm trổ tùm lum vô hỏi không có tiền như thế nào, nói chú mày phải ráng lo cho tui chứ, nó nói vậy. Tất cả nó tính 270 triệu tới giờ thành 700 triệu'.Ông Phạm Sỹ Hoàn, Chủ tịch UBND xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước: 'Từ chỗ đó bà con có phản ánh, chúng tôi cũng đã vào cuộc và chỉ đạo công an kiểm tra và mời các đơn này phải đòi nợ trên tinh thần pháp luật cho phép, chứ không phải vào hù dọa nhân dân và có những hành động không tốt. Và trên cơ sở nghị định 07 của Ủy ban tỉnh, ủy ban xã đã rà soát những hộ hiện nay cầm cố sang nhương để có công tác tuyên truyền vận động không nghe các đối tượng xúi giuc'.

Tháng 5/2017, chị Thị Lợi thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã vay 50 triệu đồng từ 1 đối tượng tên Nhung tại địa phương. Số tiền này được chị dùng để đầu tư chăm sóc vườn rẫy và tiêu dùng trong gia đình khi cây Điều liên tục mất mùa. Không hiểu biết về lãi suất vay, đến hạn trả tiền gốc, Chị tiếp tục vay nóng tiền của Nhung để trả nợ. Đến nay số tiền gốc và lãi của chị đã tăng lên thành 500 triệu đồng trong sự tuyệt vọng của cả gia đình.

Đây cũng là tình trạng của hàng chục hộ dân khác tại xã Bù Gia Mập. Thủ đoạn của đối tượng này là cho người dân vay tiền và chỉ viết giấy cho vay không công chứng. Cứ 10 ngày người vay phải trả tiền lãi 1 lần. Nếu không có điều kiện trả nợ số tiền lãi được nhập vào tiền gốc. Trong 1 năm người vay phải trả hết số tiền này. Nếu không trả nợ được các đối tượng này tiếp tục cho vay để trả nợ và viết giấy nợ mới. Với thủ đoạn này, số tiền vay bị nhân lên rất nhiều lần, hiện nay hộ có số tiền nợ ít nhất là 300 triệu đồng và cao nhất là 1,4 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, đối tượng cho vay nợ lại là người địa phương, nắm rõ đời sống bà con dân tộc hằng ngày, biết được hộ nào có nhà cửa, vườn tược, có nhu cầu vay tiền hoặc cần tiền đáo hạn ngân hàng…nên đã dụ dỗ, cho người dân vay tiền với lãi suất cao. Chính quyền xã không có chế tài xử lý, vì tài sản thuộc quyền sở hữu của các hộ dân.

Khi vay nặng lãi không nhờ cán bộ xã tư vấn mà giấu kín vì sợ không thực hiện được, chỉ khi xảy ra tranh chấp các hộ mới nhờ xã giải quyết. Các đối tượng cho vay đã thuê người đến đòi nợ thuê, khiến người dân bất an, gây mất trật tự an ninh tại địa phương.

Địa phương nhận định trong điều kiện giá cả các loại nông sản tiếp tục xuống thấp, đời sống người dân tộc thiểu số gặp khó khăn như hiện nay sẽ là cơ hội cho các đối tượng cho vay nặng lãi dụ dỗ người dân vay tiền nên tình trạng cho vay nặng lãi sẽ còn diễn biến phức tạp tại khu vực này./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/no-ro-cho-vay-nang-lai-tai-binh-phuoc