Nỗ lực chiếm lĩnh thị trường EU

Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên, bên cạnh lượng hàng xuất khẩu cao, số lần cảnh báo hàng hóa không đạt chuẩn từ phía nhà nhập khẩu châu Âu (EU) dành cho sản phẩm Việt cũng không ít- thông tin này được các chuyên gia trong và ngoài nước nhấn mạnh tại Hội thảo 'Vượt qua hàng rào kỹ thuật của ngành nông sản, thực phẩm để xuất khẩu sang châu Âu', do Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Dự án Hàng Việt Nam chất lượng cao - chuẩn hộ

Cùng với thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU là một trong 4 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hiện thị trường EU chiếm 19% thị phần xuất khẩu của Việt Nam, sau Hoa Kỳ (21%) và vượt xa các thị trường khác.

Đánh giá cao thị trường xuất khẩu tiềm năng EU đối với sản phẩm của Việt Nam nói chung và ngành nông sản, thực phẩm nói riêng; tuy nhiên bà Marieke V.D Pijl- đại diện của Eurocham cũng đưa ra con số: Năm 2017 EU có 77 cảnh báo đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 23 lô bị từ chối. Những tháng đầu năm 2018 EU tiếp tục từ chối 11 lô hàng trong tổng số 33 lô hàng bị cảnh báo. Sự cố đáng tiếc nhất chính là việc EU áp thẻ vàng đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Huy- Giám đốc Khối thực phẩm Bureau Veritas cho hay, mối nguy an toàn thực phẩm của Việt Nam vào thị trường EU chính là dư lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh… Đặc biệt, có đến 50% số vụ hàng hóa rau củ quả bị cảnh báo do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và nấm mốc.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông sản, thực phẩm của Việt Nam bị EU cảnh báo nhiều, bà Marieke V.D Pijl cho rằng, Việt Nam chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng, không kiểm tra từng công đoạn của chuỗi. Đây chính là hạn chế cần phải khắc phục để nông sản xuất khẩu không bị “sạn”.

Mong muốn nông sản, thực phẩm Việt thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng khó tính như EU, Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao cùng với Dự án Hàng Việt Nam chất lượng cao - chuẩn hội nhập đang nỗ lực hỗ trợ DN nhiều hơn.

Được biết, Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao đã ký kết với Bộ Khoa học và Công nghệ về hệ sinh thái hàng Việt Nam chất lượng cao. Thỏa thuận hợp tác này nhằm trang bị nhận thức cho nông dân, DN vừa và nhỏ để cam kết chất lượng hội nhập. Lý do, chí có khoảng 40% nông dân biết về Global G.A. P. Riêng VietGap, có đến 98% nông dân biết nhưng số nông dân có chứng nhận này chiếm tỷ lệ rất ít.

Thanh Giang

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/kinh-te/no-luc-chiem-linh-thi-truong-eu-tintuc413006