Nín thở chứng kiến sấm sét 'nuốt trọn' địa danh nổi tiếng thế giới

Mặc dù khoa học từ lâu đã chứng minh rằng những tia sét là kết quả của hiện tượng phóng điện trong khí quyển, tuy nhiên, cảnh tượng sét đánh bủa vây các địa danh nổi tiếng thế giới vẫn khiến không ít người rùng mình sợ hãi.

 Hiện tượng sấm sét bủa vây Tháp truyền hình Ostankino ở Moscow, Nga.

Hiện tượng sấm sét bủa vây Tháp truyền hình Ostankino ở Moscow, Nga.

Sét đánh gần khu vực tháp Eiffel, Pháp - một trong những địa danh nổi tiếng nhất thế giới.

Tòa tháp chọc trời Burj Khalifa ở Dubai hứng chịu tia sét từ bầu trời đen sì đáng sợ phía trên.

Tia sét vây quanh bức tượng Chúa Kitô ở Rio de Janeiro, Brazil tạo nên cảnh tượng kỳ ảo.

Sét đánh chói sáng cả một vùng trời ở Philadelphia, Mỹ.

Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó hiện vẫn khiến các nhà khoa học tranh cãi. Theo nghiên cứu những tia sét chói sáng có thể được tạo nên nhờ gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời.

Sấm chớp trong đêm trên bầu trời London, Anh.

Đền Sensoji ở Tokyo, Nhật Bản trở nên thật nhỏ bé trước tia sét.

Theo các nhà khoa học, sét cũng được tạo ra bởi những cột tro trong những vụ phun trào núi lửa hoặc trong những trận cháy rừng dữ dội tạo ra một làn khói đặc đủ để dẫn điện.

Tia sét gây ra tiếng sấm, đó chính là âm thanh của sóng xung kích khi không khí tại những vùng lân cận nơi phóng điện giãn nở mạnh do chịu áp suất tăng đột ngột.

Một địa danh nổi tiếng khác bị sấm sét ''nuốt trọn'' - thành cổ Sassi di Matera, Matera, Italy.

Sét đánh trên bầu trời Madrid, Tây Ban Nha.

Vì sao liên tục xảy ra sét đánh chết người? | VTC Now

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nin-tho-chung-kien-sam-set-nuot-tron-dia-danh-noi-tieng-the-gioi-1403987.html