Nikkei: Kinh tế Trung Quốc tiếp tục u ám trong năm 2019

Các chuyên gia kinh tế của tờ Nikkei (Nhật Bản) dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2019 sẽ tiếp tục chững lại hơn nữa so với năm 2018, cũng là mức chậm nhất trong vòng 29 năm trở lại đây, do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Theo mức dự báo trung bình của 32 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Nikkei, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 6,2% trong năm tới.

Theo mức dự báo trung bình của 32 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Nikkei, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 6,2% trong năm tới.

Mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã dần chậm lại trong năm 2018: tăng trưởng GDP quý I đạt 6,8%, sang quý II đạt 6,7% và quý III chỉ đạt 6,5%. Theo mức dự báo trung bình của 32 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Nikkei, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 6,2% trong năm tới.

Chuyên gia Kenny Wen của tổ chức tư vấn Everbright Sun Hung Kai ở Bắc Kinh nhận định đà giảm tốc của Trung Quốc sẽ khó mà tránh khỏi ngay cả khi chính phủ nước này thực hiện các biện pháp ứng phó như thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế.

Đồng tình với quan điểm trên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các gói kích thích tài khóa và các biện pháp khác có khả năng phải đến tận nửa sau năm 2019 mới bắt đầu có tác dụng.

Theo chuyên gia Cheng Shi của ICBCI, xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ tiếp tục kéo dài và làm gia tăng mức biến động trên thị trường cho dù có tạm lắng xuống một thời gian.

Trong báo cáo gần đây nhất, ngân hàng HSBC nhận định rằng việc chiến tranh thương mại leo thang sẽ có thể khiến cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2019 mất đi khoảng từ 0,7% đến 0,8%.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông ngày 2/1 cũng trích dẫn số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của nước này trong tháng 12/2018 giảm còn 49,4, trong khi chỉ số PMI của Caixin là 49,7.

Chỉ số PMI của Trung Quốc theo dõi hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó chỉ số Caixin và chỉ số IHS Markit theo dõi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.

Đây là lần đầu tiên PMI của Trung Quốc thấp dưới 50 kể từ tháng 7/2016 và cũng là thấp nhất gần 3 năm qua. Nó cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục mất đà, làm tăng rủi ro cho cả nước này và toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài.

Cụ thể, trong tháng 12/2018, số lượng đơn hàng mới của Trung Quốc lần đầu tiên giảm mạnh trong vòng 2,5 năm dù có nhiều ưu đãi về giá thành. Đặc biệt, số lượng đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc đã liên tục giảm trong vòng 9 tháng cuối năm 2018.

Bên cạnh đó, tuy hoạt động sản xuất có dấu hiệu phục hồi sau 2 tháng đình trệ, nhưng các nhà máy vẫn tiếp tục cắt giảm việc làm - tình trạng này đã kéo dài trong 62 tháng liên tiếp.

Số đơn hàng xuất khẩu mới cũng đã giảm tháng thứ 7 liên tiếp do nhu cầu bên ngoài yếu đi. Chỉ số phụ đo tiêu chí này chỉ còn 46,6 trong tháng 12, thấp hơn so với 47 tháng trước.

Sản xuất rất quan trọng với việc làm và sức khỏe tổng thể nền kinh tế. Vì vậy, PMI liên tục yếu đi có thể khiến Trung Quốc phải công bố thêm biện pháp thúc đẩy nhu cầu nội địa, sau hàng loạt chính sách hỗ trợ năm nay.

2018 được đánh giá là một năm sóng gió với Trung Quốc cả ở trong nước lẫn quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Theo nhà kinh tế học nông nghiệp Wally Tyner thuộc Đại học Purdue, Mỹ và Trung Quốc mỗi nước đã thiệt hại khoảng 2,9 tỷ USD trong năm 2018 do thuế quan của Bắc Kinh áp lên các mặt hàng nông sản gồm đậu tương, lúa mỳ và cao lương từ Mỹ.

Bên cạnh đó, mức nợ của Trung Quốc hiện ở mức cao, ước tính gấp 3 lần so với GDP, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ khủng hoảng trong bối cảnh sức ép giảm lạm phát tăng lên do nhu cầu của người tiêu dùng và các nhà đầu tư thấp hơn so với dự kiến.

Minh Đăng

Theo Nikkei & SCMP

Nguồn Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn/nikkei-kinh-te-trung-quoc-tiep-tuc-u-am-trong-nam-2019-20180504224218123.htm