Niềm tin người Nga vào Tổng thống Putin sụt giảm: Hướng giải quyết nào cho Moscow?

Tỷ lệ tín nhiệm dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giảm xuống nhiều nhất trong 13 năm qua.

Khảo sát tín nhiệm từ người dân Nga?

Tờ financial times đưa ra khảo sát mới nhất của một cuộc thăm dò ý kiến cho biết, niềm tin của người Nga vào Tổng thống Vladimir Putin đã giảm sút thấp nhất trong 13 năm qua trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp và thu nhập giảm. Trong khi đó, sự gia tăng tuổi về hưu đã khiến cho mức độ tín nhiệm đối với Tổng thống Putin giảm sút trong suốt 13 năm qua.

Tổng thống Nga Vladmir Putin. Ảnh: Reuters

Sự giảm sút về niềm tin kéo theo mức độ tín nhiệm giảm của Tổng thống Putin từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ 4 vào cuối tháng 5 năm ngoái giữa bối cảnh kinh tế trì trệ đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong những năm gần đây. Theo khảo sát của trung tâm nghiên cứu ý kiến của công chúng Nga, sự tín nhiệm của người dân vào Tổng thống Putin đã giảm xuống 33.4% trong năm nay. Đây là mức thấp kỷ lục nhất của Tổng thống Putin từ năm 2000 cho tới nay. Các căng thẳng nảy sinh giữa Nga với Mỹ và phương Tây diễn ra từ khi Nga sáp nhập Crimea.

Kể từ chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ cách đây một năm trước, mức độ tín nhiệm dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giảm hơn so với các năm trước. Trong khi Moscow liên tục đối phó với các trừng phạt bủa vây tứ phía thì không có bất kỳ mối đe dọa nào có thể ảnh hưởng chính quyền Tổng thống Nga Putin. Cuộc thăm dò về việc bằng cách nào chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể giải thoát các căng thẳng về kinh tế hiện tại của đất nước.

"Các mục tiêu chính của chúng tôi là nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Nga và đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong bối cảnh thay đổi cơ cấu kinh tế của đất nước", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp với các bộ trưởng vào tuần trước. Vào năm ngoái, Tổng thống Putin đã thông qua cuộc cải cách tiền lương nhằm tăng tuổi nghỉ hưu của người Nga. Đây là một động thái, theo Tổng thống Putin, nhằm điều chỉnh tài chính của đất nước. Chính phủ cũng gia tăng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng lên 20% vào ngày 1/1 từ mức 18%.

Hướng giải quyết của Nga?

Theo các dữ liệu thống kê của nhà nước, thu nhập khả dụng đã giảm sút tại Nga trong 4 năm qua và đã từng mong muốn giữ mức ổn định trong năm 2018, các quan chức cho biết.

Tăng trưởng GDP của đất nước tăng khoảng 1.5% trong vài năm qua trong bối cảnh Nga đối mặt với các trừng phạt nặng nề từ phương Tây. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến các công ty lớn nhất của Nga và làm sụt giảm tỷ giá của đồng rúp.

Trong cuộc khảo sát do trung tâm Levada tiến hành, 53% người dân cho biết họ muốn chính phủ từ chức. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ cao trong khảo sát đồng thuận với ý kiến này. Mức độ tín nhiệm thấp dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin được nhìn thấy rõ giảm sút rõ rệt trong tỷ lệ khảo sát. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 22/1 sẽ gặp Tổng thống Putin tại Moscow nhằm tìm lại hiệp ước hòa bình sau chiến tranh giữa hai nước nếu hai trong số 4 hòn đảo do Nga kiểm soát mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền được trao trả. Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổng thống Putin - Dmitry Peskov cho biết vào ngày 21/1 rằng cả hai nước phải đi đến điều thực tế. Không ai muốn lấy đi các lợi ích quốc gia của họ.

Theo Kyodo, cách tiếp cận mới đang được xem xét để giải quyết tranh chấp lãnh thổ lâu đời giữa Nhật Bản và Nga đối với các hòn đảo ngoài khơi Hokkaido do Liên Xô chiếm giữ sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945 trong Thế chiến II.

Các nhà chính trị Kremlin vẫn đang lo lắng rằng ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga sẽ biến mất. Điều này đặt ra câu hỏi: "Từ các khác biệt địa chính trị giữa Nga và phương Tây đang mở rộng, Nga dường như đang mất mát nhiều hơn. Moscow có thể có hướng đi khác biệt nào hay không? Mặt khác, Nga có thể trở thành siêu cường kinh tế?

Sự cần thiết cải tổ kinh tế là cần thiết đối với Nga. Thực tế, quyết định này nhằm thực hiện các thay đổi khi các chính trị gia có thể nhìn nhận vấn đề này. Nga ngày nay đã hoàn toàn khác. Ít nhất ở khoảnh khắc hiện tại, giới tinh hoa vẫn chưa thực hiện các cải cách kinh tế. Điều này dẫn đến kết luận rằng, cuộc cải cách sẽ chưa thể xảy ra trong hiện tại.

Các nhà chính trị tại Nga đều biết rằng, cải cách kinh tế tại Nga là một tiến trình khó khăn ở bối cảnh hiện tại.

Điều cuối cùng cần thiết cho Nga để thực hiện cải cách kinh tế thành công sẽ là cần sự hỗ trợ ít nhiều từ một phần của thế giới. Đó sẽ là phương Tây hay châu Á -Thái Bình Dương? Đây là hai siêu cường kinh tế thế giới và hai hệ thống chính trị rất khác biệt. Các vấn đề địa chính trị gần đây cùng với vấn đề của các quốc gia phương Tây đang là vấn đề cản trở đối với Nga trong giai đoạn này. Hàng loạt các lý do trước và sau, những vấn đề vẫn cần Nga phải nhìn nhận, đôi khi lúng túng trong nỗ lực giải quyết kinh tế khó khăn trong bối cảnh hiện tại.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/niem-tin-nguoi-nga-vao-tong-thong-putin-sut-giam-huong-giai-quyet-nao-cho-moscow-20190122142553322.htm