Những vũ khí đi trước thời đại nửa thế kỷ của Quân đội Đức

Trong thế chiến II, các kỹ sư của trùm phát xít Đức Hitler, đã phát triển một số dự án vũ khí đầy tham vọng và đi trước thời đại nhiều thập niên về công nghệ tinh vi.

Horten 229, máy bay ném bom sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của thế giới, tốc độ có thể đạt tới ngưỡng 1000km/h. Dự án bí mật của Hitler, mang “mật danh” Horten 229, đây là chiến đấu cơ đầu tiên sử dụng thiết kế mới của Đức, được xem là tiền thân của B-2 Spirit của Mỹ.

Horten 229, máy bay ném bom sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của thế giới, tốc độ có thể đạt tới ngưỡng 1000km/h. Dự án bí mật của Hitler, mang “mật danh” Horten 229, đây là chiến đấu cơ đầu tiên sử dụng thiết kế mới của Đức, được xem là tiền thân của B-2 Spirit của Mỹ.

Đây là một trong những công nghệ hiện đại nhất, mà người Đức có được ở giai đoạn cuối chiến tranh, các chuyên gia quân sự của Hitler đã phát triển những công nghệ hiện đại, giúp máy bay Horten 229 khó phát hiện hơn trước radar của quân đồng minh. Horten 229 có thể mang hơn 900kg vũ khí các loại, khi hoạt động ở độ cao 15.000m với tốc độ 960 km/giờ.

Horten 229 được đánh giá là chiến đấu cơ tốt nhất, từng hoạt động cho đến những năm 1960. Hitler đã quá muộn khi mang ra sử dụng, nếu không Horten 229 sẽ là nỗi khiếp sợ lớn cho toàn nhân loại. Mỹ đã nhanh chân lấy được phát minh này vào và phát triển nó thành các loại máy bay tàng hình cho riêng mình.

Tên lửa V-2, trong tiếng Đức có nghĩa là “Vũ khí trả thù 2”. Đây là tên lửa đạn đạo tác chiến đầu tiên trong lịch sử, được quân đội Đức Quốc xã thử nghiệm lần đầu tiên ngày 13/6/1942. Tên lửa có hình dạng của tên lửa đất đối đất hiện nay và sử dụng nhiên liệu là cồn và oxygen lỏng.

V-2 là loại vũ khí tham vọng của Hitler, với mục đích tấn công nước Anh từ xa mà không cần tới máy bay ném bom. Tên lửa có tổng trọng lượng lên tới 12,5 tấn, chiều dài 14 mét, đường kính 1,65 mét và mang theo được một đầu đạn 1000 kg. V-2 có bốn cánh đuôi với sải cánh 3,56 mét, để duy trì thăng bằng khi bay.

Tiếp theo là thiết bị ngắm đêm đầu tiên ZG-1229, thiết bị này đầu tiên được Bộ quốc phòng Đức thiết kế và nghiên cứu để lắp trên súng tiểu liên MP-44. ZG-1229 nặng khoảng 13kg bao gồm thiết bị nguồn. Đã có khoảng hơn 300 thiết bị được đưa vào cuộc chiến. Sau này, các đại liên MG-42 và MG-34 cũng được trang bị thiết bị ngắm đêm này.

Bom bay V-1, được phát triển tại sân bay Peenemünde bởi Đức Quốc Xã, loạt bom bay đầu tiên đã đánh vào London vào ngày 13/6/1944. Đã có khoảng gần 12.000 quả đuợc phóng đi trong suốt cuộc chiến và gây ra hơn 20 ngàn thương vong. V-1 nặng khoảng 2,2 tấn, dài 8m, tầm bắn 250km, tốc độ lên đến 600km/h , mang đầu nổ nặng 850kg.

Vũ khí tiếp theo là máy bay ném bom AR-234, là máy bay động cơ phản lực, được đưa vào trang bị đầu tiên trên thế giới. AR-234 có nhiệm vụ chính là trinh sát, ngoài ra nó còn được dùng làm máy bay ném bom. AR-234 là máy bay cuối cùng của Luftwaffe, bay trên bầu trời vương quốc Anh trong chiến tranh vào tháng 4/1945.

Đức Quốc xã đã ứng dụng công nghệ phản lực tiên tiến, mà chưa quốc gia nào có khi đó. Tốc độ của AR-234 khiến các máy bay cũng như pháo phòng không Đồng minh không chạm tới được. Vận tốc tối đa của máy bay đạt 780 km/h, ở độ cao 6.000 m, trần bay đạt 11.000 m và tầm bay đạt 1.995 km.

AR-234 được phát triển với nhiều phiên bản, nhưng có 2 phiên bản được sản xuất nhiều nhất là là AR-234B với 2 động cơ JUMO, AR-234V với 4 động cơ BMW. AR-234 được trang bị ghế thoát hiểm cho phi công, súng bắn phía sau, động cơ phản lực với tốc độ khiến cho quân Đồng minh phải “hít khói”.

Một vũ khí khác là tiêm kích He-280, là chiến đấu cơ phản lực đầu tiên được sử dụng trong không chiến, He-280 còn mang trong mình một công nghệ hiện đại nhất lúc bấy giờ, khi mà các chiến đấu cơ khác trên thế giới đều không có, đó là ghế phóng thoát hiểm.

Hỏa lực của He-280 là 3 khẩu pháo 20mm, đây là loại hỏa lực tốt bậc nhất, mà người ta có thể mang lên máy bay trong chiến tranh thế giới thứ hai. Do chỉ là bản thử nghiệm và có số lượng chỉ 9 chiếc, cho tới nay trên thế giới không còn bất cứ một chiếc He-280 hoàn thiện nào, được trưng bày trong viện bảo tàng.

Siêu xe tăng hạng nặng Panzer-VIII, loại xe tăng hạng siêu nặng này nặng tới 188 tấn, dài 10,2 mét, rộng 3,71 mét và cao tới 3,63 mét. Do quá tốn chi phí để sản xuất, chỉ có duy nhất hai chiếc được ra đời. Trong đó một chiếc chưa hoàn thiện, chỉ có khung gầm xe và chưa có tháp pháo.

Nhược điểm của Panzer-VIII là tốc độ chậm, chỉ 13km/h. Ưu điểm là có thể lội nước trong độ sâu 14m, cung cấp không khí cho đội lính trong xe bằng một ống thông hơi dài; có lớp giáp được coi là “không thể xuyên thủng”, chỗ dày nhất lên tới 220 mm, chỗ mỏng nhất ở phía sau thân xe cũng dày tới 150mm.

Phiên bản mới của Panzer-VIII là chiếc Bear, nặng 150 tấn, được trang bị súng cối 305mm, vũ khí chính là khẩu súng nòng 800mm, kèm theo hai khẩu súng 150mm đặt tại tháp pháo. Để vận hành cỗ tăng siêu nặng này phải cần 4 động cơ diesel dành cho tàu ngầm.

Tiếp theo là bom Fritz-X dẫn đường bằng radio, được coi là “ông tổ của bom thông minh”. Fritz-X nặng hơn 1.500kg, trang bị một máy thu radio và điều khiển tinh vi, có thể đưa bom đến đúng mục tiêu cần hạ gục. Fritz-X có thể xuyên thủng giáp sắt 90 mm, được bắn từ độ cao 6 km, ngoài tầm bắn của vũ khí phòng không thời điểm đó.

Chưa đầy một tháng sau khi được phát triển, Đức Quốc xã đánh chìm tàu chiến Roma của Italy, ngoài khơi Sardinia vào tháng 9/1943. Tuy nhiên, việc sử dụng Fritz-X trong chiến đấu vẫn hạn chế vì chỉ có vài máy bay Luftwaffe được thiết kế đủ sức mang loại bom này.

Cuối cùng là mìn bánh xích Goliath, vũ khí này được điều khiển từ xa, chạy bằng hai động cơ điện, sau đó được thay thế bằng bộ đốt gas. Goliath được thiết kế mang 60 đến 100 kg thuốc nổ mạnh, được sử dụng để chạy xuyên các bãi mìn và tấn công mục tiêu. Nguồn ảnh: Warhistory.

Súng chống tăng sử dụng một lần do Đức quốc xã phát minh ra khiến quân Đồng minh vừa thích thú, vừa sợ hãi. Nguồn: USAM.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-vu-khi-di-truoc-thoi-dai-nua-the-ky-cua-quan-doi-duc-1498368.html