Những vũ khí chỉ được sản xuất một lần duy nhất của Liên Xô

Những vũ khí được sáng tạo bởi những cái đầu IQ vô hạn, cùng với phiên bản sản xuất siêu giới hạn, đã khiến phương Tây thán phục và tò mò về công nghệ Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Đầu tiên phải nhắc tới là tàu ngầm hạt nhân K-162, thuộc lớp tàu Đề án 661 Anchar, là mẫu tàu ngầm được thiết kế có tốc độ cao nhất thế giới cho đến tận ngày nay, tốc độ tối đa của K-162 là 44,7 hải lý/h, tương đương 82,8 km/h.

Đầu tiên phải nhắc tới là tàu ngầm hạt nhân K-162, thuộc lớp tàu Đề án 661 Anchar, là mẫu tàu ngầm được thiết kế có tốc độ cao nhất thế giới cho đến tận ngày nay, tốc độ tối đa của K-162 là 44,7 hải lý/h, tương đương 82,8 km/h.

K-162 được trang bị 10 tên lửa hành trình và có thể mang theo 12 ngư lôi, với tốc độ nhanh nhất thế giới cho phép tàu ngầm K-162 có khả năng nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, phóng tên lửa và biến mất ngay lập tức.

Tuy nhiên chi phí sản xuất con tàu rất đắt đỏ, bởi vì toàn thân tàu ngầm K-162 được chế tạo hoàn toàn bằng titan. Đồng thời khi di chuyển, động cơ của tàu cũng phát ra tiếng động lớn và khiến K-162 rất dễ bị lộ vị trí. Khiến K-162 chỉ được sản xuất 1 chiếc duy nhất vào năm 1969 và bị loại biên năm 1989.

Tiếp theo là “Quái vật biển Caspi”, là biệt danh được NATO đặt cho phương tiện bay Ekranoplan lớp Lun của Liên Xô. Phương tiện này sử dụng động cơ phản lực, giúp nó có khả năng trượt trên mặt nước. Ekranoplan có chiều dài 74 m, chiều rộng 44 m, mang theo 6 tên lửa chống hạm P-270 Moskit, trọng lượng đầu đạn nặng 300 kg.

Với những vũ khí trên, Ekranoplan có thể đánh chìm bất cứ chiến hạm nào của đối phương. Tốc độ tối đa của Ekranoplan lên đến đến 297 hải lý/h, tương đương 550 km/h. Do di chuyển bằng cách trượt trên mặt nước, nên Ekranoplan rất khó bị radar đối phương phát hiện.

Chiếc Ekranoplan đầu tiên được sản xuất vào năm 1987, tuy nhiên vì kinh phí quá cao, khiến Liên Xô không thể sản xuất thêm được chiếc Ekranoplan nào nữa và dự án bị bỏ dở. Nhưng mới đây, các nhà thiết kế Nga thông báo rằng, họ bắt đầu chế tạo trở lại với phiên bản hiện đại của chiếc Ekranoplan nói trên.

Thứ ba là mẫu tiêm kích Sukhoi Su-47 Berkut (Đại bàng vàng), điều đặc của chiếc máy bay là đôi cánh ngược, giúp tiêm kích này có tốc độ và độ cơ động rất cao, đồng thời giúp rút ngắn quãng đường cất và hạ cánh, cũng như nâng cao độ ổn định trong các cuộc không chiến ở góc cao và giảm khả năng bị radar phát hiện.

Tuy nhiên, thiết kế này khiến đôi cánh của Su-47 phải chịu áp lực rất lớn khi bay và phải sử dụng loại vật liệu đắt tiền, là nhựa gia cường bằng sợi carbon. Việc sản xuất 1 nguyên mẫu thử nghiệm không thành vấn đề, nhưng sản xuất hàng loạt tiêm kích này lại gây ra vấn đề rất lớn, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng Su-47 là gánh nặng thực sự.

Sau chiến tranh lạnh, nền kinh tế Nga gặp rất nhiều khó khăn, do đó dự án phát triển Su-47 bị ngừng lại. Tuy nhiên nhiều ý tưởng thiết kế của Su-47, được sử dụng lại trong dự án phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57.

Tiếp theo là “Đại bàng đen” Obyekt 640, là loại xe tăng được phát triển trên nền tảng xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U, được trang bị động cơ tuốc-bin khí 1.500 mã lực, giúp xe tăng có tốc độ di chuyển lên tới 80 km/h trên đường nhựa.

Xe tăng Obyekt 640 được trang bị hỏa lực chín là pháo nòng trơn 125 mm với hệ thống nạp đạn tự động, có giáp phản ứng nổ Kontakt-5 hoặc Kaktus và tổ hợp phòng thủ chủ động Drozd-2.

Obyekt 640 được phát triển từ năm 1980, nhưng không khác nhiều so với những mẫu xe tăng chủ lực khác của quân đội Liên Xô lúc đó và quân đội Nga sau này. Do thiếu sự đột phá và chi phí, Obyekt 640 chỉ được sản xuất duy nhất 1 mẫu.

Tuy nhiên những ý tưởng của dự án Obyekt 640, được các chuyên gia quân sự Nga khai thác cho dự án chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới, là T-14 Armata cũng như các loại xe chiến đấu, dựa trên nền tảng Armata như T-15, Kurganets-25 hay tương lai là BMPT Terminator-3.

Mặc dù là những thứ vũ khí trên chỉ được sản xuất một lần rồi thôi, nhưng sức mạnh của chúng vẫn khiến nhiều đối thủ phải dè chừng. Cho đến ngày nay những công nghệ độc đáo của các vũ khí yểu mệnh này, vẫn đang được khai thác và cho ra đời những vũ khí hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khả năng cơ động chóng mặt đến không tưởng của tiêm kích Sukhoi Su-47 do Liên Xô sản xuất trong quá khứ. Nguồn: Aviation.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-vu-khi-chi-duoc-san-xuat-mot-lan-duy-nhat-cua-lien-xo-1514083.html