Những việc làm kỳ lạ của vua hèn Trần Phế Đế

Đến nay vẫn có nhiều giai thoại về vua Trần Phế Đế như: giặc đến nhà ôm tiền đi giấu, tăng sưu thuế... Sách sử nhận xét: Đế u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được.

Vua Trần Phế Đế (1361 – 1388) là vị hoàng đế thứ mười của nhà Trần. Ông là con thứ của vua Trần Duệ Tông. Sau khi vua Duệ Tông mất, ông được bác ruột là Thượng hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi. Sử gọi là vua Trần Phế Đế.

Vua Trần Phế Đế (1361 – 1388) là vị hoàng đế thứ mười của nhà Trần. Ông là con thứ của vua Trần Duệ Tông. Sau khi vua Duệ Tông mất, ông được bác ruột là Thượng hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi. Sử gọi là vua Trần Phế Đế.

Khi lên nối ngôi, ông mới 16 tuổi. Trong thời gian trị vì, vua Phế Đế có rất nhiều việc làm lạ đời.

Năm 1381, Phế Đế mở khoa thi, song từ đó lại lựa chọn những người khỏe mạnh để gia nhập quân đội. Việc làm kỳ lạ này đã làm mất lòng dân, nản lòng binh sĩ.

Ngoài ra, vua không lo chống giặc mà chỉ lo mang tiền vàng đi giấu ở những nơi heo hút, hẻo lánh vì sợ giặc cướp. Sử sách chép lại rằng Phế Đế cho quân tải tiền đồng cất dấu vào núi Thiên Kiện (hay là núi Địa Cận) ở Hà Nam và chùa Khả Lãng ở Lạng Sơn đề phòng bị Chiêm cướp.

Không những vậy, triều đình còn tiếp tục cho tăng sưu thuế để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh, bắt mỗi suất đinh đóng 3 quan tiền thuế khiến cho nhân dân ngày càng cực khổ. Vua bắt “đinh nam” không phân biệt có ruộng hay không, phải nộp 3 quan tiền một năm.

Đặc biệt, cùng với Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông, vua đã để cho Hồ Quý Ly lộng hành.

Sau này Trần Phế Đế hiểu được mối nguy hại mang tên Quý Lý nên có âm mưu trừ bỏ. Tuy nhiên, việc này bị Hồ Quý Ly phát hiện và mật tâu với Thượng hoàng Trần Nghệ Tông.

Nghệ Hoàng nghe lời Quý Ly, khiển trách vua Phế Đế trẻ con, làm hại kẻ công thần nên giáng xuống làm Linh Đức vương. Đây là một trong những cuộc phế lập rất thương tâm.

Sau đó vua Phế Đế bị thượng hoàng ép thắt cổ chết ở phủ Thái Dương. Lúc đó ông mới 28 tuổi, ở ngôi 12 năm, được chôn ở núi An Bài.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư ghi lại: "Thượng hoàng vờ ngự về An Sinh sai Điện hậu hộ vệ, rồi sai Chỉ huy hậu nội nhân gọi Vua tới bàn việc nước. Vua chưa kịp ăn, vội đi ngay, chỉ có hai người theo hầu mà thôi. Đến nơi, Thượng hoàng bảo Vua: Đại vương lại đây! Nói rồi, lập tức cho người đem Vua ra giam ở chùa Tư Phúc".

6 năm sau, thượng hoàng Nghệ Tông mất, Quý Ly ra mặt trấn áp tông tộc nhà Trần. 12 năm sau (1400), Quý Ly cướp ngôi nhà Trần.

Mời độc giả xem video:Kiểm soát khai báo y tế điện tử tại chốt liên ngành cầu Bạch Đằng. Nguồn: QTV.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-viec-lam-ky-la-cua-vua-hen-tran-phe-de-1534329.html