Những việc không nên làm trong ngày 26/4 Âm lịch (6/6/2021)

Những việc không nên làm trong ngày 26/4 Âm lịch (6/6/2021): Theo tử vi, ngày này, Sao Phòng là Đại Kiết Tinh nên không kỵ bất kỳ việc gì. Vì vậy, nên tiến hành các việc lớn đặc biệt là mua bán như nhà cửa, đất đai hay xe cộ được nhiều may mắn và thuận lợi.

Lịch âm hôm nay là ngày nào?

Ngày Dương Lịch: 6-6-2021

Ngày Âm Lịch: 26-4-2021

Ngày Ất Dậu, tháng Quý Tỵ, năm Tân Sửu

Tiết khí: Mang Chủng, Trực: Bình, Ngày Hắc Đạo: Chu Tước Hắc Đạo (Xấu)

Giờ Hoàng đạo: Tí (23:00-0:59) ; Dần (3:00-4:59) ; Mão (5:00-6:59) ; Ngọ (11:00-12:59) ; Mùi (13:00-14:59) ; Dậu (17:00-18:59)

Giờ Hắc đạo: Sửu (1:00-2:59) ; Thìn (7:00-8:59) ; Tỵ (9:00-10:59) ; Thân (15:00-16:59) ; Tuất (19:00-20:59) ; Hợi (21:00-22:59)

Những việc nên làm trong ngày:

Mọi việc khởi công tạo tác đều tốt. Ngày này hợp nhất cho việc cưới gả, xuất hành, xây dựng nhà, chôn cất, đi thuyền, mưu sự, chặt cỏ phá đất và cả cắt áo.

Những việc không nên làm trong hôm nay:

Sao Phòng là Đại Kiết Tinh nên không kỵ bất kỳ việc gì. Vì vậy, ngày này nên tiến hành các việc lớn đặc biệt là mua bán như nhà cửa, đất đai hay xe cộ được nhiều may mắn và thuận lợi.

Hướng xuất hành hôm nay:

Xuất hành hướng Tây Bắc để đón 'Hỷ Thần'. Xuất hành hướng Đông Nam để đón 'Tài Thần'.

Tránh xuất hành hướng Tây Bắc gặp Hạc Thần (xấu)

Giờ xuất hành hôm nay:

Từ 11h-13h (Ngọ) và từ 23h-01h (Tý) Cầu tài thì không có lợi, hoặc hay bị trái ý. Nếu ra đi hay thiệt, gặp nạn, việc quan trọng thì phải đòn, gặp ma quỷ nên cúng tế thì mới an.

Từ 13h-15h (Mùi) và từ 01-03h (Sửu) Mọi công việc đều được tốt lành, tốt nhất cầu tài đi theo hướng Tây Nam – Nhà cửa được yên lành. Người xuất hành thì đều bình yên.

Từ 15h-17h (Thân) và từ 03h-05h (Dần) Mưu sự khó thành, cầu lộc, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo tốt nhất nên hoãn lại. Người đi xa chưa có tin về. Mất tiền, mất của nếu đi hướng Nam thì tìm nhanh mới thấy. Đề phòng tranh cãi, mâu thuẫn hay miệng tiếng tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng tốt nhất làm việc gì đều cần chắc chắn.

Từ 17h-19h (Dậu) và từ 05h-07h (Mão) Tin vui sắp tới, nếu cầu lộc, cầu tài thì đi hướng Nam. Đi công việc gặp gỡ có nhiều may mắn. Người đi có tin về. Nếu chăn nuôi đều gặp thuận lợi.

Từ 19h-21h (Tuất) và từ 07h-09h (Thìn) Hay tranh luận, cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải đề phòng. Người ra đi tốt nhất nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung những việc như hội họp, tranh luận, việc quan,…nên tránh đi vào giờ này. Nếu bắt buộc phải đi vào giờ này thì nên giữ miệng để hạn ché gây ẩu đả hay cãi nhau.

Từ 21h-23h (Hợi) và từ 09h-11h (Tị) Là giờ rất tốt lành, nếu đi thường gặp được may mắn. Buôn bán, kinh doanh có lời. Người đi sắp về nhà. Phụ nữ có tin mừng. Mọi việc trong nhà đều hòa hợp. Nếu có bệnh cầu thì sẽ khỏi, gia đình đều mạnh khỏe.

Ngày này năm xưa:

Việt Nam:

* Ngày 6-6-1884, Chính phủ Pháp viết một Hiệp ước, đưa cho triều đình Huế kí nhận.

Hiệp ước này gọi là hiệp ước Patơnốt, gồm 19 khoản. Nội dung cơ bản giống như hiệp ước ngày 25-8-1883, nghĩa là triều đình Huế thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Phần đất còn lại đặt dưới chế độ "bảo hộ" của Pháp. Nước Pháp sẽ thay mặt triều đình Huế trong mọi quan hệ đối ngoại. Pháp đưa thêm mấy tỉnh Bình thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa vào Trung Kỳ, và về danh nghĩa là cho triều đình cai quản, nhưng dưới sự bảo hộ của Pháp.

* Mai Xuân Thưởng sinh nǎm 1860, quê ở xã Bình Thành, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, đỗ cử nhân, giỏi võ, có tinh thần yêu nước cǎm thù giặc.

Nǎm 1855, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông cùng với các sĩ phu khác chiêu mộ nghĩa quân và đã tiêu diệt nhiều binh lính của địch. Giặc Pháp nhiều lần gửi thư dụ hàng cho Mai Xuân Thưởng nhưng không lay chuyển được ý chí của ông. Bọn giặc đã bắt bà mẹ ông cùng một số nười trong làng. Được tin này, ông đã ra gặp bọn chúng để tránh cho mẹ ông và dân làng khỏi chịu khổ nhục. Giặc dụ ông hàng, ông nói: "Chỉ có thể chém đầu tôi, chứ không thể bắt tôi đầu hàng".

Ngày 6-6-1887, bọn giặc đã xử tử Mai Xuân Thưởng, lúc đó ông mới 27 tuổi. Ở Hà Nội có một đoạn đường phố mang tên Mai Xuân Thưởng.

* Hoảng sợ trước phong trào cách mạng Việt Nam ngày càng lên cao, một mặt đế quốc Pháp ra sức đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng trong nước; mặt khác chúng cấu kết với các đế quốc khác bắt bớ các cán bộ lãnh đạo của Đảng đang hoạt động ở nước ngoài. Do âm mưu đó, đế quốc Anh đã bắt giam đồng chí Nguyễn Ái Quốc một cách trái phép vào ngày 6-6-1931 tại số nhà 186, phố Tam Lung, Cửu Long, Hương Cảng - Trung Quốc, vu cho Người là "Tay sai của Nga-Xô", "Có âm mưu phá hoại chính quyền Hương Cảng". Chúng bị mật giam đồng chí trong một xà lim riêng ở Hương Cảng, có những cảnh sát đặc biệt giam giữ.

Mùa xuân nǎm 1933 vơi sự giúp đỡ của luật sư Anh Lôdơbai, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mới được trả tự do.

* Ngày 6 tháng 6 nǎm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 58/SL đặt 3 loại huân chương: Sao Vàng, Hồ Chí Minh, Độc Lập, do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh tặng (hoặc truy tặng) cho đoàn thể và những người có công với nước, với dân, hoặc các nhân vật người nước ngoài có công với nước Việt Nam.

* Từ ngày 6 đến ngày 8-6-1969, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam nước ta đã ra nghị quyết thành lập chế độ cộng hòa miền Nam, nhất trí bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, và Hội đồng cố vấn Chính phủ do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

* Từ ngày 5 đến 8-6-1976 đã diễn ra hội nghị thống nhất Công đoàn toàn quốc. Hội nghị đã nghe báo cáo của Tổng Công đoàn Việt Nam và Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam, thông qua nguyên tắc thống nhất tổ chức công đoàn hai miền, thông qua danh sách Ban Chấp hành Tổng Công đoàn, Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký và Ban Kiểm tra tài chính.

Hội nghị quyết định lấy tên Công đoàn thống nhất toàn quốc là Tổng Công đoàn Việt Nam.

Thế giới:

* Pie Coónây (Pierre corneille) là người đặt nền móng và là đại biểu xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp. Ông sinh ngày 6-6-1606 và mất ngày 1-10-1684.

* Puskin, nhà thơ, nhà vǎn thiên tài của nước Nga sinh ngày 6-6-1799 trong một gia đình quý tộc Mátxcơva.

* Ngày 6-6-1875, Thômát Man (Thomas Mann), người Đức, đã sinh ra và ông qua đời ngày 12-8-1955. Ông là nhà vǎn hiện thực phê phán nổi tiếng của nước Đức, được nhận giải Nôben về vǎn học nǎm 1929.

* Ngày 6-6-1882, Sêly ở thành phố Niu Oóc (Hoa Kỳ) đã đǎng ký phát minh bàn là điện. Tuy nhiên, vào lúc đó, nó chưa được sử dụng nhiều bởi vì trong các ngôi nhà ở chưa được nối với lưới điện.

** Thông tin tử vi, chiêm tinh trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Tú Anh (TH)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/nhung-viec-khong-nen-lam-trong-ngay-264-am-lich-662021-141183.html