Những vật thể nhỏ trong hệ Mặt trời

Chúng thường là các sao chổi, thiên thạch hay tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta, và đôi khi có kích thước chỉ vài trăm mét.

Bức ảnh chụp ngược sáng của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, chụp ngày 27/3/2016 từ tàu thăm dò vũ trụ Rosetta ở khoảng cách 329 km. Sao chổi 67P có kích thước rộng nhất là 4,3 km.

Bức ảnh chụp ngược sáng của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, chụp ngày 27/3/2016 từ tàu thăm dò vũ trụ Rosetta ở khoảng cách 329 km. Sao chổi 67P có kích thước rộng nhất là 4,3 km.

Sao chổi McNaught lóe sáng trên bầu trời trong bức ảnh được chụp ở Nam Bán cầu của Trái Đât đầu năm 2007.

Tiểu hành tinh Benny. Bức ảnh được chụp từ tàu không gian OSIRIS-REx ở khoảng cách 24 km. Bennu nằm gần quỹ đạo Trái Đất và chỉ có kích thước rộng 429 mét.

Sao chổi Lulin (giữa bên phải), được nhìn thấy qua lùm cây trong công viên quốc gia Shenandoah ở Virginia (Mỹ) ngày 23/2/2009.

2014 MU69, còn gọi là Ultima Thule, là một thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương thuộc vành đai Kuiper. Tàu không gian New Horizons chụp được bức ảnh này đầu năm 2019. Ultima Thule có chiều dài khoảng 35 km, quay xung quanh Mặt trời ở khoảng cách 6,7 tỷ km.

Ngày 28/3/2019, NASA công bố bức ảnh do Kính viễn vọng không gian Hubble chụp lại, cho thấy thiên thể 6478 Gault (có đường kính chỉ khoảng 4km, nằm cách Mặt Trời 344 triệu km) tự xoay và tự tan rã, tạo thành một chiếc đuôi mảnh vỡ kéo dài hơn 800.000km.

Vesta là vật thể lớn thứ hai trong vành đai tiểu hành tinh, sau hành tinh lùn Ceres. Vesta là một trong những tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, với đường kính trung bình khoảng 525 km.

Bức ảnh chi tiết về thiên thạch Itokawa dài 500 mét do tàu không gian Hayabusa của Nhật Bản chụp được khi tiếp cận gần thiên thạch này năm 2005.

Mưa sao băng xuất hiện trên bầu trời ngày 14/12/2018, nhìn từ đài quan sát ở Nội Mông, Trung Quốc.

Sao chổi C/2011 L4, hay Pan-STARRS (bên trái). Pan-STARRS được các nhà thiên văn phát hiện vào tháng 6/2011 nhờ hệ thống thiết bị kính thiên văn mang tên Panoramic Survey Telescope & Rapid Response System được đặt tại Hawaii.

Hình ảnh tàu không gian Deep Impact đâm vào sao chổi Tempel 1, do một con tàu khác ở gần đó chụp được. Bức ảnh được công bố ngày 4/7/2005. Sao chổi Tempel có kích thước bằng một nửa quận Manhattan (New York, Mỹ).

Sao chổi Halley. Ngày 13/3/1986, phi thuyền Giotto đã thành công trong việc tiếp cận hạt nhân của Halley ở khoảng cách 596 km. Giotto cũng là tàu vũ trụ đầu tiên quan sát một sao chổi.

Thiên thạch 243 Ida (trái) và Mặt trăng bé nhỏ của nó - Dactyl (phải) được quan sát từ tàu không gian Galileo. Thiên thạch Ida có đường kính chỉ 56 km, trong khi mặt trăng Dactyl của nó chỉ có đường kính 1,5 km.

Bức ảnh ghi lại hình ảnh tàu không gian không người lái Hayabusa2 của Nhật Bản (bên trái) in bóng trên thiên thạch Ryugu ngày 21/9/2018./.

Hoàng Phạm/VOV.VN
Theo The Atlantic

Nguồn VOV: https://vov.vn/media/anh/nhung-vat-the-nho-trong-he-mat-troi-914008.vov