Những văn nghệ sĩ từng vướng vào 'nàng tiên nâu'

Nhân dịp ra mắt bản dịch 'Những điều chưa biết về thuốc phiện', Nhã Nam phối hợp với Viện Pháp tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách này vào 18h ngày 28/9 tại Thư viện L'Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội).

Những điều chưa biết về thuốc phiện có thể coi là tài liệu giúp ta tìm hiểu về một trong những vấn nạn đầu thế kỷ hai mươi này. Cuốn sách được dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Le visage inconnu de l’opium. Tác phẩm viết bởi Bác sĩ L. Gaide (Phụ trách giám sát Lực lượng hậu bị của Quân đội thuộc địa – Cựu tổng Thanh tra vệ sinh và sức khỏe cộng đồng Đông Dương) và bác sĩ L. Neuberger (Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tâm lý học) - cựu sinh viên nội trú tại nhà thương vùng sông Seine – Cựu bác sĩ trưởng tại Trung tâm Tâm lý học thần kinh Quân đoàn 8).

Có một truyền thuyết như thế này về thuốc phiện:

Có một truyền thuyết như thế này về thuốc phiện:

“Con trai của một ngư phủ đem lòng yêu một nàng công chúa xinh đẹp và nàng cũng đã trao thân cho y. Một ngày nọ, kẻ phong lưu ấy thay lòng đổi dạ, trở về quê cha để thành thân. Một đêm, y mơ thấy nàng công chúa đã trở thành một người mẹ, bị làm nhục và thiêu sống. Trong đống đổ nát của cung điện, y phải tìm được trái tim hóa đá của nàng công chúa quá cố; một khi có được nó, y có thể nhìn thấy lại người yêu của mình. Y bèn lên đường tìm kiếm hòn đá thần, hòn đá mà sau đó người vợ hợp pháp của y sẽ đập vỡ thành hàng nghìn mảnh vụn – từ đó sinh ra loài anh túc gây ngủ mê. Nàng công chúa lại xuất hiện trong giấc mơ của y và khuyên y chiết lấy chất dịch của cây anh túc để làm thuốc hút, qua đó mà quên đi nỗi đau trong lòng.”

“Chúng ta hãy trút bỏ những định kiến, hãy vén bức mành để nhìn cho rõ bộ mặt thật của thuốc phiện. Thuốc phiện với người da vàng chính là rượu cồn với người da trắng. Bằng chứng ư? Những truyền thuyết của thuật giả kim về việc rượu cồn được “khám phá” ra sao vốn dĩ cũng giống hệt với huyền thoại về sự “giáng trần” của thuốc phiện, như đã được ghi lại trong những cuốn Sách thiêng của Ấn Độ. Một mục sư nọ nghiên cứu về “những hình thái cơ bản và thô sơ” của tôn giáo, trong một luận đề táo bạo và hấp dẫn, chẳng phải đã khẳng định rằng ở khởi nguyên của mọi tín ngưỡng đều có một loại thức uống hoặc nước xông “thần kỳ” dùng để “lo liệu” cho người hành lễ hoặc cho tín đồ và đưa anh ta vào “trạng thái dễ tiếp nhận” sự xuất thần hoặc đức tin hay sao?”.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng vốn là họa sĩ, rồi chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, lịch sử, xã hội. Ông từng xuất bản cả những công trình mang tính hàn lâm và những cuốn sách về nghệ thuật đời thường, được đại chúng đón nhận. Cùng đó là nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha – người hoạt động sôi nổi trong nhiều lĩnh vực từ văn học, thơ ca cho đến âm nhạc, điện ảnh rồi báo chí, đã xuất bản trên một chục tập thơ cũng như văn xuôi, một tập nhạc; viết mười hai kịch bản phim chân dung. Tại buổi tọa đàm, ông sẽ chia sẻ câu chuyện về những văn nghệ sĩ từng vướng vào "nàng tiên nâu": Nguyễn Bính, Hoàng Cầm...

Phạm Hoa

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-van-nghe-si-tung-vuong-vao-nang-tien-nau--n180721.html