Những tường thành cổ định hình cuộc sống ở đất thánh Jerusalem

Người ta không thể hình dung Jerusalem mà không có những bức tường từ thời cổ đại. Kỳ quan này đã gắn liền với lịch sử thăng trầm của thánh địa linh thiêng.

Các em học sinh người Armenia chơi trong sân bóng đá nằm bên cạnh các bức tường của thành phố Jerusalem. Tường của Jerusalem được xây từ thời cổ đại, nhưng những bức tường đá vôi vàng thì có từ thế kỷ 16. Vua Suleiman I của đế chế đã ra lệnh xây dựng chúng sau khi cha ông, vua Selim I, đưa Jerusalem vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1517.

Các em học sinh người Armenia chơi trong sân bóng đá nằm bên cạnh các bức tường của thành phố Jerusalem. Tường của Jerusalem được xây từ thời cổ đại, nhưng những bức tường đá vôi vàng thì có từ thế kỷ 16. Vua Suleiman I của đế chế đã ra lệnh xây dựng chúng sau khi cha ông, vua Selim I, đưa Jerusalem vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1517.

Người Palestine cưỡi ngựa trong kỳ nghỉ Eid al-Fitr bên ngoài Cổng Damascus ở Jerusalem. Thành phố Jerusalem nằm dưới sự thống trị của đế chế Ottoman trong 400 năm, cho đến khi Tướng Edmund Allenby của Anh tiến qua Cổng Jaffa vào ngày 11/12/1917, bắt đầu 30 năm người Anh nắm quyền cai trị nơi này.

Trong suốt lịch sử 3.000 năm, thành cổ Jerusalem đã "qua tay" rất nhiều chủ nhân, từ những người Ba Tư cổ đại và Babylon đến các quốc gia hiện đại như Jordan và Israel. Bao nhiêu chủ nhân là bấy nhiêu bức tường được xây, một vài trong số đó đã bị tàn phá bởi chiến tranh hoặc động đất.

Ngày nay, con đường dài 4 km quanh những bức tường của thành cổ là nơi gặp gỡ của người Do Thái, người Arab và người Armenia theo đạo Hồi cũng như đạo Thiên Chúa, các nam nữ linh mục và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Các thành viên nhóm Holy Land Bikers tập trung tại thành cổ Jerusalem trước khi lái xe phân khối lớn tới Bethlehem vào đêm Giáng sinh. Cả thành cổ, những bức tường bao quanh và các địa điểm tôn giáo nổi tiếng ở đó, linh thiêng với cả người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa và đạo Hồi, lại là tâm điểm của một cuộc xung đột kéo dài trong thời hiện đại.

Một người Do Thái Chính thống chơi đàn violin dịp lễ Hanukkah tại Cổng Jaffa. Cả Israel và Palestine đều tuyên bố chủ quyền với vùng đất chưa tới 1 km2được bao quanh bởi các bức tường.

Học sinh Israel chơi thể thao trên sân bóng rổ trường De La Salle, bao quanh bởi những bức tường của thành cổ Jerusalem, cạnh Cổng Mới.

Binh sĩ Israel kiểm tra một người Palestine tại Cổng Mới.

Binh lính, nghệ sĩ và người dân bên Cổng Jaffa. Xung đột giữa Israel và Palestine quanh vùng đất thiêng đã bùng phát thành bạo lực nhiều lần từ quá khứ tới hiện tại.

Người dân mua đồ tại một cửa hàng thực phẩm giữa Cổng Damascus và Cổng của Herod. Hôm 6/12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, kích động sự phẫn nộ của người Palestine và phần lớn thế giới Hồi giáo.

Dù Trump nói tuyên bố của ông không liên quan đến kết quả những cuộc đàm phán về biên giới cuối cùng của thành phố, người Palestine vẫn cho rằng đây là bằng chứng rõ ràng cho việc Mỹ "về phe" Israel. Bạo lực đã diễn ra trong vài tuần sau quyết định của Washington.

Thế nhưng những tranh chấp dù có gay gắt đến đâu cũng không ngăn người dân và khách du lịch đổ về khu vực này và tạo nên ở đây nhịp sống sôi nổi với những hoạt động phong phú, hòa trộn giữa tôn giáo và nghệ thuật, hiện đại và lịch sử.

Theo Hoa Hạ/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-tuong-thanh-co-dinh-hinh-cuoc-song-o-dat-thanh-jerusalem/20200713081603599