Những trống đồng Đông Sơn nổi tiếng nhất thế giới

Vì những lý do khác nhau mà một số trống đồng Đông Sơn - kiệt tác của văn minh Việt cổ - đang phải lưu lạc nơi xứ người.

 Trống đồng Ngọc Lũ 1 có đường kính 79 cm, cao 63 cm, do nhân dân làng Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) đào được ở độ sâu 2m vào khoảng 1893 - 1894. Năm 1902, trống được đem về nhà Bác Cổ Viễn Đông ở Hà Nội, nay là Viện bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là một trong những trống đồng Đông Sơn lớn và nguyên vẹn nhất từng được khai quật, được coi là một kiệt tác của nền văn minh Việt cổ.

Trống đồng Ngọc Lũ 1 có đường kính 79 cm, cao 63 cm, do nhân dân làng Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) đào được ở độ sâu 2m vào khoảng 1893 - 1894. Năm 1902, trống được đem về nhà Bác Cổ Viễn Đông ở Hà Nội, nay là Viện bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là một trong những trống đồng Đông Sơn lớn và nguyên vẹn nhất từng được khai quật, được coi là một kiệt tác của nền văn minh Việt cổ.

Trống đồng Hoàng Hạ có đường kính 79 cm, cao 61,5 cm, do nhân dân làng Hoàng Hạ (Hà Đông) đào được ở độ sâu 1,5 m vào tháng 3 năm 1937. Ngày nay trống được lưu giữ tại Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trống đồng Hoàng Hạ có nhiều điểm tương đồng với trống đồng Ngọc Lũ cả về hình dáng và hoa văn.

Trống đồng Sông Đà có đường kính 78 cm, cao 61 cm. Sau khi được tìm thấy, Phó sứ Moulíe tỉnh Hòa Bình đã lấy trống này từ nhà người vợ góa của viên quan lang người Mường vùng sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình. Năm 1889, trống được mang trưng bày tại cuộc đấu xảo quốc tế ở Paris và sau đó không được trở về Việt Nam nữa. Ngày nay trống được trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Pháp.

Trống đồng Khai Hóa có đường kính 65 cm, cao 53 cm, trống được tìm thấy ở nhà tù trưởng phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hiện nay trống đang bị lưu lạc ở ngoài Việt Nam. Có tài liệu nói trống để ở Bảo tàng dân tộc học tại thủ đô Viên của Áo. Một giả thuyết khác nói trống ở Bảo tàng Mỹ thuật công nghiệp nước Áo. Ảnh: Hoa văn trên mặt trống đồng Khai Hóa.

Trống đồng Làng Vạc I có đường kính 37,7 cm, cao 27,8 cm, do nhân dân tìm được tại Làng Vạc huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An tháng 3/1972. Đây là 1 trong 5 chiếc trống đồng được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ này

Trống đồng Làng Vạc II có đường kính 34,5 cm, cao 25,6 cm, do Viện khảo cổ và Ty văn hóa Nghệ An tìm được trong khu mộ cổ Làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An) năm 1973.

Trống đồng Đồi Ro đường kính 43 cm, cao 33 cm, do công nhân công trường thủy lợi Hang Cả đào được ở độ sâu 1,6 m trong lòng đất tạo Đồi Ro, xóm An Thịnh, xã Long Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình tháng 4/1966. Hiện nay trống được lưu giữ tại Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Trống đồng Miếu Môn, còn gọi là trống Thượng Lâm có đường kính 72 cm, cao 48 cm, được Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam mua lại tại thôn Hoành (Miếu Môn) (Mỹ Đức, Hà Tây cũ) vào tháng 12/1961. Ngày nay trống được lưu giữ tại Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Thanh Bình (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/di-san/nhung-trong-dong-dong-son-noi-tieng-nhat-the-gioi-277999.html