Những thực phẩm 'nhất định phải ăn' khi mắc bệnh gout

Gout (gút) là một căn bệnh phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng, đặc biệt là đàn ông độ tuổi trung niên. Bên cạnh việc uống thuốc, tập thể dục thể thao thường xuyên, thì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát được sự tiến triển của căn bệnh này. Dưới đây là một số thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên ăn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Bệnh gout (gút, thống phong) là căn bệnh viêm khớp gây ra những cơn đau đột ngột, sưng tấy, viêm đỏ... tại một số vị trí khớp lớn trên ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay...

Bệnh gout (gút, thống phong) là căn bệnh viêm khớp gây ra những cơn đau đột ngột, sưng tấy, viêm đỏ... tại một số vị trí khớp lớn trên ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay...

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đó chính là sự tích tụ quá nhiều axit uric trong máu

Khi nồng độ axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép, chúng sẽ lắng đọng trong các khớp, gây nên tình trạng sưng viêm, đau đớn dữ dội cho bệnh nhân

Theo các nghiên cứu, đa số những người mắc bệnh gout là do cơ thể không có khả năng loại bỏ acid uric dư thừa, số còn lại bị ảnh hưởng bởi gen di truyền hoặc chế độ ăn uống không khoa học, hợp lý, gây nên tình trạng thừa axit uric

Do đó, chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi bệnh nhân gout. Để tránh những cơn đau do gout "hành hạ", chúng ta có thể bổ sung những thực phẩm sau:

Trái cây: Hầu như tất cả các loại trái cây đều an toàn cho người bệnh gout

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, quả anh đào (cherry) hay dưa leo... đem lại lợi ích tuyệt vời cho người bệnh gout bởi nó có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công bệnh gút bằng cách giảm nồng độ axit uric trong máu, đồng thời chống oxy hóa, kháng viêm...

Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cho rằng, nếu cung cấp cho cơ thể trên 500mg vitamin C mỗi ngày sẽ giảm bớt được 15% nguy cơ mắc gout. Vì vậy, việc bổ sung hoa quả giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, quýt, đu đủ cũng có lợi cho việc kiểm soát căn bệnh này

Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành... cũng có lợi cho những bệnh nhân mắc gout

Nguyên nhân là do, trong đậu giàu protein và chất xơ - những chất có khả năng ngăn ngừa chứng viêm do bệnh gout gây nên

Bổ sung thêm hai muỗng hạt mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời trong việc phòng chống và điều trị bệnh gout

Các loại hạt có hàm lượng purin thấp bao gồm quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh và hạt điều

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như mầm lúa mì, cám và bột yến mạch là những thực phẩm tốt cho người bệnh gout, bởi chúng đều chứa một lượng purin vừa phải

Bạn có thể chế biến ngũ cốc nguyên hạt thành nhiều món ngon bổ dưỡng như cháo yến mạch, cháo lúa mạch... vừa giúp bồi bổ sức khỏe, đồng thời giúp giảm các triệu chứng và cơn đau liên quan đến bệnh gout

Trứng cũng được coi là một trong những thực phẩm đem lại lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân mắc gout

Nguyên nhân là do, trong trứng có ít purin, tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải có thể giúp giảm viêm và các cơn đau do gout

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, người mắc bệnh gout nên hạn chế sử dụng những loại thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, dê, cừu), nội tạng thực vật như gan, thận...

Nguyên nhân là do, đây là những thực phẩm có chứa lượng purine cao, có thể làm tăng mức độ viêm và kích hoạt các cơn gout

Những loại cá như cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích... cũng nên tránh

Ngoài ra, những loại động vật có vỏ như tôm, sò điệp, trai, hàu... người bị gout nên tránh tiêu thụ, bởi hàm lượng purine cao trong những loại thực phẩm này có sẽ hại cho những người bị bệnh gout

Kiều Phương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nhung-thuc-pham-nhat-dinh-phai-an-khi-mac-benh-gout-post445834.antd