Những thú vị về chương trình sử dụng động vật gián điệp trong Chiến tranh Lạnh mà CIA vừa giải mật

Cuối tuần trước, Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA đã giải mật hàng chục hồ sơ liên quan đến các thử nghiệm sử dụng động vật làm gián điệp trong Chiến tranh Lạnh. Tài liệu giải mật cho thấy, ngoài những loài quen thuộc như mèo, chó, cá heo và chim bồ câu, ngay cả quạ - một trong những loài chim thông minh nhất cũng đã được huấn luyện để thám thính đối phương.

 Được biết, CIA đã sử dụng mèo như một phương tiện giám sát âm thanh đồng thời còn thử nghiệm cấy thiết bị điện tử vào não chó để xem liệu có thể điều khiển chúng từ xa hay không. Cả hai chương trình đó đều không có kết quả

Được biết, CIA đã sử dụng mèo như một phương tiện giám sát âm thanh đồng thời còn thử nghiệm cấy thiết bị điện tử vào não chó để xem liệu có thể điều khiển chúng từ xa hay không. Cả hai chương trình đó đều không có kết quả

Nỗ lực được dồn vào huấn luyện cá heo với tư cách là những kẻ phá hoại tiềm năng và giúp thu thập thông tin về quá trình phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô. Đó có lẽ là mối quan tâm lớn nhất của Mỹ vào giữa thập niên 1960

Các dự án Oxygas và Chirilogy đã thử nghiệm xem liệu cá heo có thể được huấn luyện để thay thế thợ lặn đặt chất nổ lên các tàu thuyền hoặc lẻn vào bến cảng của Liên Xô để đặt thiết bị theo dõi cũng như bơi cùng tàu ngầm để thu thập âm thanh của chúng

Những chương trình đó cũng đã bị từ bỏ, giờ chỉ còn lại đội cá heo và hải cẩu huấn luyện của Hải quân Mỹ

Bên cạnh đó, lãnh đạo CIA thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng quan tâm đến các loài chim, từ chim bồ câu, diều hâu, cú, quạ đến cả đàn chim di cư hoang dã

CIA coi những con chim di cư như “những cảm biến sống”, nguồn thức ăn của chúng sẽ tiết lộ những loại chất mà người Nga đang thử nghiệm, tất nhiên phải xẻ thịt phân tích mới biết

Với chim hoang dã, họ đã cố gắng xác định loài chim ưng nào mỗi năm lại tụ về khu vực Shikhany trong lưu vực sông Volga, phía Đông Nam Matxcơva, nơi Liên Xô vận hành một cơ sở vũ khí hóa học.

Đầu những năm 1970, CIA đã chuyển sang các loài chim săn mồi và quạ, hy vọng chúng có thể được huấn luyện cho các nhiệm vụ như thả một thiết bị nghe trên bệ cửa sổ hay chụp ảnh

Trong dự án Axiolite, những người huấn luyện chim làm việc trên đảo San Clemente ngoài khơi miền Nam California đã dạy những con chim bay từ một chiếc thuyền vào đất liền

Nếu qua bài kiểm tra này, ứng cử viên được lựa chọn sẽ có một nhiệm vụ khó khăn hơn: được bí mật đưa vào nước Nga Xô Viết, bay qua quãng đường 25 km mang theo một máy ảnh để chụp hình ảnh của radar tên lửa SA-5 và bay trở lại

Đội chim săn mồi này bao gồm những con diều hâu đuôi đỏ và cú, kền kền và vẹt. Đặc biệt, loài vẹt tuy thông minh nhưng có lẽ quá chậm để tránh những cuộc tấn công của mòng biển

Theo tài liệu ghi lại, 2 con chim ưng chết vì bệnh, một ứng cử viên đầy triển vọng khác bị rụng lông và các huấn luyện viên phải chờ nó mọc lại

Hứa hẹn nhất là con quạ Do Da. Chỉ trong 3 tháng, Do Da đã vượt qua bài kiểm tra là bay 6 dặm từ bờ đến thuyền và bay tiếp 4 dặm trở lại bờ trong cùng 1 ngày

Do Da được một nhà khoa học đánh giá là “ngôi sao” của dự án, nhờ được hỗ trợ bay ở độ cao phù hợp và dùng “chiêu” để đánh lừa lũ quạ và mòng biển bản địa

Nhưng trong một nhiệm vụ huấn luyện, Do Da lại bị một cặp quạ thông thường tấn công và mất tích. Việc này khiến các nhà khoa học hụt hẫng bởi Do Da có đủ mánh khóe và được tất cả mọi người yêu mến

Dự án quan trọng khác là chim bồ câu, loài chim từng được sử dụng làm sứ giả và thợ chụp ảnh trong Thế chiến I. Thách thức khi sử dụng gián điệp này là chim bồ câu làm tổ tại nhà hoặc gà trống

CIA đã thu được hàng trăm con chim bồ câu, gắn máy ảnh cho chúng để bay trên khắp nước Mỹ xem liệu có thể huấn luyện được chúng trên những chặng đường mô phỏng hay không

Mục tiêu được đưa ra là các xưởng đóng tàu nơi Liên Xô chế tạo tàu ngầm hạt nhân ở Leningrad (nay là St. Petersburg)

Sau nhiều khóa huấn luyện, những con chim bồ câu đã được đưa đến Washington để thử nghiệm, nhưng kết quả không như ý muốn. Có con gắn máy ảnh đắt tiền nhưng không thấy bay về, có con 3 tuần sau mới bay về nhưng máy ảnh không còn

Các tài liệu không nói rõ CIA sau đó có tiếp tục theo đuổi mục tiêu Leningrad nữa hay không, nhưng một bản đánh giá năm 1978 mà CIA công bố đã chỉ ra rằng công tác gián điệp khó có thể tin cậy loài chim

Hải Yến (Theo Japan Times)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/nhung-thu-vi-ve-chuong-trinh-su-dung-dong-vat-gian-diep-trong-chien-tranh-lanh-ma-cia-vua-giai-mat/825477.antd