Những 'thủ phạm' âm thầm ăn cắp điện trong nhà mà bạn không nghĩ đến

Các đồ điện tử trong gia đình như sạc điện thoại, đầu thu truyền hình... dù không sử dụng nhưng vẫn kết nối với nguồn điện thì vẫn tiêu thụ điện.

Lúc hoạt động hay lúc chờ, hộp đầu thu truyền hình tiêu thụ điện gần tương đương nhau (Ảnh minh họa)

Lúc hoạt động hay lúc chờ, hộp đầu thu truyền hình tiêu thụ điện gần tương đương nhau (Ảnh minh họa)

Đầu thu truyền hình

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu chỉ tắt mà không rút điện, một năm bộ thu kỹ thuật số của TV tiêu tốn mức điện năng đáng kể. Điều này khiến nhiều người bất ngờ bởi hầu hết mọi người đều không bận tâm tới việc này, nghĩ rằng chỉ tắt TV hoặc tắt nguồn là đủ.

Theo Aboluowang, công suất của đầu thu tín hiệu truyền hình trong quá trình hoạt động bình thường là 15,48 watt/h. Công suất trong thời gian chờ là khoảng 15,2 watt/h. Điều đó có nghĩa lúc hoạt động hay lúc chờ, đầu thu truyền hình tiêu thụ điện gần tương đương nhau.

Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh có thể tiêu thụ đến 3.000 watt. Hơn nữa, đây là đồ dùng được sử dụng hàng ngày. Bình nóng lạnh bật trong một giờ tốn hết 2,5 số điện khi chạy ở mức lớn nhất, và nhỏ nhất là một số điện. Nếu để chạy cả ngày (đun và tự ngắt - một dạng chế độ chờ), bình có thể tiêu thụ khoảng 20 số điện.

Gợi ý: Nhớ tắt công tắc khi không sử dụng và bật lại công tắc một giờ trước khi tắm. Khi bình báo đạt đến nhiệt độ phù hợp để tắm, hãy tắt nó, giúp tiết kiệm rất nhiều điện.

Bình nóng lạnh tiêu tốn khá nhiều điện năng (Ảnh minh họa)

Điều hòa

Điều hòa có công suất 2.600 watt. Công suất chờ 1,11 watt. Thời gian chờ điều hòa càng lâu càng tiêu tốn năng lượng điện. Hơn nữa, các thành phần luôn chạy trong chế độ chờ cũng làm giảm tuổi thọ của điều hòa.

Vì thế nên tắt công tắc khi không sử dụng. Khi mua điều hòa, hãy chọn máy điều hòa tiết kiệm điện. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh bộ lọc để tránh các vật bẩn làm tắc và ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát.

Máy tính hoặc laptop

Máy tính vẫn hoạt động âm thầm với công suất 96 W một ngày. Thậm chí dù đã tắt, máy tính cá nhân và máy tính xách tay trên thực tế vẫn hoạt động. Đó là lý do tại sao người dùng nên rút phích cắm của chúng ra, để có thể tiết kiệm đến 100 USD mỗi năm.

Với những người hay để máy của mình ở chế độ chờ, họ có thể nhân số tiền này lên 1,5 lần.

Người dùng nên rút phích cắm của laptop để tiết kiệm điện (Ảnh minh họa)

Bếp từ

Công suất của bếp từ cảm ứng ở chế độ chờ là 0,86 watt. Bếp điện từ ở trạng thái chờ dần dần sẽ làm hỏng mạch điện. Chính vì thế, nên rút phích cắm điện sau khi không sử dụng.

Khuyến cáo: Khi sử dụng bếp cảm ứng, trước tiên hãy làm nóng nồi nhanh với công suất cao. Sau khi làm nóng, thay đổi nguồn điện sang một công suất nhỏ, để tiết kiệm điện hơn.

Lò vi sóng

Lò vi sóng so với bếp từ cảm ứng có công suất dự phòng thấp hơn nhiều, chỉ 0,32 watt.

Lò vi sóng sẽ làm nóng nhanh thức ăn có nước, còn thức ăn khô mất thời gian làm nóng lâu hơn. Vì thế hãy rắc một ít nước lên thực phẩm khô và đậy nắp lại. Điều này có thể rút ngắn thời gian làm nóng hiệu quả và giảm mức tiêu thụ điện.

Bộ sạc điện thoại di động

Sạc điện thoại vẫn âm thầm hoạt động với công suất 1,2 W một ngày (Ảnh minh họa)

Cho dù có cắm vào điện thoại hay không, một bộ sạc đang được cắm vào ổ điện vẫn hoạt động. Dù mức công suất này khá thấp, chỉ khoảng 1,2 W nhưng qua thời gian đây không còn là con số nhỏ, nhất là khi trong nhà bạn sở hữu nhiều hơn một chiếc smartphone, theo nghiên cứu của Bright Side.

Các thiết bị có chế độ hẹn giờ

Chi tiết nhỏ này thường bị mọi người bỏ qua nhưng việc bộ đếm thời gian còn làm việc nói lên rằng thiết bị vẫn còn đang hoạt động. Bằng cách rút phích cắm của thiết bị này, bạn có thể tiết kiệm được tới 114 USD một năm.

Mai Anh (t/h) - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/nhung-thu-pham-am-tham-an-cap-dien-trong-nha-ma-ban-khong-nghi-den-67965-8.html