Những thay đổi về tuổi hưu, lương hưu năm 2021

Khi Bộ Luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực từ 1-1-2021 sẽ có nhiều thay đổi về tuổi hưu và lương hưu.

Người lao động khi tham gia BHXH đến tuổi nghỉ hưu sẽ quan tâm chế độ hưu trí được hưởng.

Tuổi nghỉ, điều kiện hưởng hưu

Theo Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh từ năm 2021 như sau:

- Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Người lao động khi tham gia BHXH đến tuổi nghỉ hưu sẽ quan tâm chế độ hưu trí được hưởng

Người lao động khi tham gia BHXH đến tuổi nghỉ hưu sẽ quan tâm chế độ hưu trí được hưởng

- Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ, cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Căn cứ Điều 54, Điều 55 Luật BHXH 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, khoản 1, Điều 219 Bộ Luật Lao động, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi theo quy định dưới đây.

* Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động

*Trường hợp suy giảm khả năng lao động

* Với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Theo Điều 56 Luật BHXH, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện như trên được tính như sau:

Mức lương hưu cơ bản. Lương hưu = (bằng) tỉ lệ hưởng lương hưu x (nhân) mức bình quân tiền lương đóng BHXH.

Mức lương cơ sở 2021 giữ nguyên là 1,49 triệu đồng nên mức lương hưu hàng tháng thấp nhất là 1,49 triệu đồng

Trong đó, với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 19 năm đóng BHXH vào 2021, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó mỗi năm đóng cộng 2%, tối đa bằng 75%.

Với lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó mỗi năm đóng được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Đủ 15 năm đóng BHXH tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ đủ 16 - 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

Mức lương khi nghỉ hưu trước tuổi

Theo khoản 3 Điều này, mức lương hưu hàng tháng của người đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi được tính như người nghỉ hưu đủ tuổi, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Lưu ý: Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu như trên bằng mức lương cơ sở. Bởi vì, mức lương cơ sở 2021 giữ nguyên là 1,49 triệu đồng nên mức lương hưu hàng tháng thấp nhất là 1,49 triệu đồng.

Hồ sơ hưởng chế độ hưu và địa điểm nộp

Căn cứ mục 1.2.2, Điều 6 Chương III về Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31-1-2019, tùy trường hợp mà người lao động chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động

Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị gồm: Sổ BHXH; Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí…; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện

Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích), hồ sơ bao gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động như trên; Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) đối với trường hợp đang chấp hành hình mà thời gian bắt đầu tính chấp nhận hình phạt là từ ngày 1-1-2016 trở đi…

- Trường hợp có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu gồm: Quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu. Trường hợp bị mất giấy tờ trên thì có thêm đơn đề nghị (mẫu 14-HSB); Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Trường hợp đang chấp hành hình phạt từ ngày 1-1-2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB).

- Trường hợp xuất cảnh trái phép trở về thì có thêm bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp…

Người lao động sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên thì nộp tại cơ quan BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đơn vị người lao động đang tham gia đóng BHXH (theo Phụ lục 8 Hướng dẫn lập mẫu 12-HSB Quyết định 777/QĐ/BHXH ngày 24-6-2019).

Thời hạn giải quyết chế độ

Tại Điều 110 Luật BHXH quy định như sau:

- Với người tham gia BHXH bắt buộc, trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

- Với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm hưởng lương

Theo Điều 59 Luật BHXH, thời điểm hưởng lương hưu của người lao động được xác định:

- Với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.

- Với người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương đang đóng BHXH bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH.

- Với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

H.Lê

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/nhung-thay-doi-ve-tuoi-huu-luong-huu-nam-2021-20201117084343135.htm