Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới mùa Covid-19

Như chúng ta đều biết, cuộc sống đô thị có chi phí khá đắt đỏ, đặc biệt nếu bạn sống ở Hồng Kông, Paris hoặc Zurich. Nhưng đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng thế nào đến giá cả sinh hoạt của người dân đô thị trên khắp thế giới, hãy xem công bố về những thành phố đắt đỏ nhất mùa Covid-19.

The Economist Intelligence Unit (EIU), một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Economist chuyên về nghiên cứu và phân tích kinh tế đã so sánh giá cả từ 138 vật dụng hàng ngày ở 133 thành phố toàn cầu để xếp hạng.

The Economist Intelligence Unit (EIU), một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Economist chuyên về nghiên cứu và phân tích kinh tế đã so sánh giá cả từ 138 vật dụng hàng ngày ở 133 thành phố toàn cầu để xếp hạng.

Cùng đứng vị trí số 1 trong các thành phố đắt đỏ nhất thế giới là Hồng Kông (Trung Quốc), Paris (Pháp) và Zurich (Thụy Sĩ)

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động đến giá cả trên toàn thế giới, biến động ở các nước Tây Âu là điển hình nhất. Một phần bởi quãng thời gian này, đồng euro hay franc Thụy Sĩ đều tăng giá so với đồng đôla Mỹ.

Với việc Singapore tụt xuống vị trí thứ 4, đánh giá của EIU cho rằng, cuộc di cư của người lao động nước ngoài trong thời kỳ đại dịch là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của Singapore

Cùng đứng vị trí thứ 5 là Osaka (Nhật Bản) và Tel Aviv của Israel. Danh sách top 10 tiếp theo lần lượt là Geneva (Thụy Sĩ), New York (Mỹ), Copenhagen (Đan Mạch) và Los Angele (Mỹ).

Ngoài ra, một số tên tuổi thành phố quen thuộc có thể thấy: Sydney (Australia) ở vị trí thứ 15, London (Anh) ở vị trí 20 và Nairobi (Kenya) ở vị trí 77.

Trong danh sách các thành phố xếp hạng 100 trở lên, Matxcơva của Nga đứng ở vị trí 106 còn New Delhi, Ấn Độ giữ vị trí 121

Đáng chú ý, thành phố có giá cả tăng mạnh nhất là Tehran của Iran với tốc độ leo từ bậc 106 lên 79, do các lệnh trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến nguồn cung.

Ngược lại, một loạt thành phố của Brazil - nước chịu ảnh hưởng nặng trong đại dịch - có mức chi giảm mạnh nhất bởi “đồng tiền yếu và mức nghèo gia tăng”.

Nhóm thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất là Damascus (Syria), Tashkent của Uzbekistan, Caracas (Venezuela); Karachi (Pakistan), Buenos Aires (Argentina), hay Bangalore và Chennai ở Ấn Độ.

Cuộc khảo sát cho thấy, giá đồ điện tử tăng trên toàn cầu trong khi giá mặt hàng quần áo giảm. Giải thích cho điều này có lẽ là do lượng người làm việc tại nhà tăng lên.

Bên cạnh đó, các mặt hàng thực phẩm chủ yếu vẫn giữ nguyên giá, trong khi các sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và rượu đều tăng.

“Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, khi lệnh phong tỏa và các xu hướng như làm việc tại nhà đã làm tăng giá của các thiết bị điện tử gia dụng và các gia đình tăng cường ăn uống tại nhà thay vì đi ra ngoài ăn”, Upasana Dutt – người đứng đầu nghiên cứu của EIU nói.

Còn về tương lai, mọi thứ có vẻ không mấy tươi sáng. EIU dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục, với việc mọi người ưu tiên các mặt hàng thiết yếu và giải trí gia đình hơn là quần áo trong năm 2021.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nhung-thanh-pho-dat-do-nhat-the-gioi-mua-covid-19-post450448.antd