Những thách thức khi ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực công
Ngày 17/7 tại Hà Nội, đã diễn ra Diễn đàn 'Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội', nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong khu vực công, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, hiện đại hóa nền hành chính và tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại diễn đàn,Phó Viện Trưởng Viện Trí Việt IVM - VUSTA (Bộ Khoa học và Công Nghệ), ông Nguyễn Thái Hòa cho rằng, có hai thách thức lớn đối với lĩnh vực công trong công chuyển đổi số là cơ sở hạ tầng công nghệ và nguồn lực.
Trong đó, phát triểncơ sở hạ tầng công nghệ tại các cơ quan Nhà nước còn nhiều lạc hậu. Nhiều nơi vẫnsử dụng các hệ thống công nghệ cũ, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc tíchhợp các giải pháp số hóa mới, như các hệ thống lưu trữ dữ liệu riêng lẻ,không tương thích, làm chậm quá trình chia sẻ thông tin.
Đồng thời, ngân sáchdành cho chuyển đổi số thường bị giới hạn, đặc biệt ở các địa phương hoặc cơquan cấp cơ sở. Việc triển khai hạ tầng như trung tâm dữ liệu, mạng lưới 5G, hoặcphần mềm quản lý đòi hỏi chi phí lớn, nhưng nguồn lực tài chính thường không đủ. Khuvực công thường gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài công nghệdo mức lương không cạnh tranh so với khu vực tư nhân. Các chuyên gia về trí tuệnhân tạo, an ninh mạng, hoặc phân tích dữ liệu thường chọn làm việc cho cáccông ty công nghệ lớn.

Toàn cảnh buổi Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”. (Nguồn: Doanhnghiephoinhap)
Ngoài ra, nhân lực ở cácvùng nông thôn hoặc các cơ quan nhỏ cũng khó tiếp cận được với công nghệ số. Việcđào tạo lại nguồn nhân lực tốn kém chi phí và một bộ phận cán bộ, công chức có tâmlý e ngại chưa thật sự sẵn sàng thích nghi với thời đại số hóa.
Một vấn đề được ông NguyễnThái Hòa nhấn mạnh đó là an ninh mạng. Với thời đại bùng nổ công nghệ số, AI (trítuệ nhân tạo phát triển) phải đặc biệt lưu ý vấn đề nguy cơ phát sinh khi thựchiện chuyển số là tấn công mạng, đặc biệt khi các cơ quan Nhà nước lưu trữdữ liệu nhạy cảm như thông tin công dân, tài chính, hoặc y tế. Trong khi, hệ thốngpháp luật và quy định về quản lý dữ liệu, bảo mật thông tin, hoặc dịch vụ côngtrực tuyến thường chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, gây cản trởtrong việc triển khai.
Để thúc đẩy phát triểncông nghệ trong lĩnh vực công, việc minh bạch, hỗ trợ nguồn tài chính đến từ Nhànước có vai trò vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia, câu chuyện về lơịích lâu dài và chặng đường xa hơn của chuyển đổi số chính là việc phân tích dữliệu lớn từ các cơ quan nhà nước có thể hỗ trợ dự báo và hoạch định chính sách,như dự báo nhu cầu y tế hoặc quy hoạch đô thị. Đồng thời, giúp các cơ quannhà nước dễ dàng tham gia vào các nền tảng toàn cầu, học hỏi kinh nghiệm và thuhút đầu tư.
Ông Nguyễn Minh Khôi- Giám đốc Chính sách và Chuyển đổi của Viện Tony Blair vì Thay đổi Toàn cầu(TBI) nhận định, chuyển đổi số khu vực công không nên dừng lại ở “mạng, máychủ và kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản”, mà cần được nhìn nhận như một quátrình kiến tạo hệ sinh thái điều phối số, trong đó hạ tầng, thể chế và con ngươìvận hành tương hỗ. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh số hóa, câu hỏi khôngcòn là “có nên đầu tư” mà là “đầu tư như thế nào để kiến tạo phát triển”.
Các quốc gia thànhcông đều nhấn mạnh phát triển năng lực sử dụng dữ liệu để hoạch định chínhsách, thiết lập cơ chế điều phối chiến lược số và nâng cao kỹ năng số không chỉcho kỹ thuật viên mà cho cả đội ngũ hoạch định và giám sát chính sách. Đối vơíViệt Nam, ông Khôi đề xuất cần thử nghiệm các mô hình như sandbox (cơ chế thửnghiệm có kiểm soát), sáng kiến trí tuệ công và xây dựng liên minh năng lực sốđể định hình cách tiếp cận chuyển đổi số bền vững hơn.