Những tác giả tỏa sáng với tiểu thuyết duy nhất

Nhiều nhà văn có bút lực mạnh mẽ, họ sở hữu số lượng sách đáng nể. Tuy nhiên, cũng có những tác giả gặt hái thành công lớn chỉ với một cuốn tiểu thuyết.

 1. Emily Bronte - Đồi gió hú: Đây là tác phẩm kinh điển của văn học thế giới, kể cả khi được chuyển thể thành phim, nó cũng được đánh giá rất cao. Đồi gió hú được Emily Bronte (bút danh Emily Bell) cho ra mắt lần đầu năm 1847. Đáng tiếc, cuốn sách kinh điển này lại không được biết tới nhiều khi bà còn sống. Emily mất năm 1848 khi mới 30 tuổi. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, tuyệt tác này mới được công nhận rộng rãi và có vị trí vững chắc trong văn học Anh. Ảnh: EastNews.

1. Emily Bronte - Đồi gió hú: Đây là tác phẩm kinh điển của văn học thế giới, kể cả khi được chuyển thể thành phim, nó cũng được đánh giá rất cao. Đồi gió hú được Emily Bronte (bút danh Emily Bell) cho ra mắt lần đầu năm 1847. Đáng tiếc, cuốn sách kinh điển này lại không được biết tới nhiều khi bà còn sống. Emily mất năm 1848 khi mới 30 tuổi. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, tuyệt tác này mới được công nhận rộng rãi và có vị trí vững chắc trong văn học Anh. Ảnh: EastNews.

2. Oscar Wilde - Bức họa Dorian Gray: Oscar Wilde sáng tác rất nhiều thơ, kịch và một ít truyện ngắn. Tuy nhiên, Bức họa Dorian Gray, ra mắt năm 1890, được coi là cuốn tiểu thuyết duy nhất của ông được xuất bản. Ngay lập tức, cuốn sách mang đến cho Oscar tiếng vang lớn cũng như vô số ý kiến trái chiều. Nhưng Oscar Wilde cho rằng mỗi người đều có thể nhìn thấy tội lỗi và tệ nạn của bản thân ở trong cuốn sách. Ảnh: EarlingStudio.

3. J.D. Salinger - Bắt trẻ đồng xanh: J.D. Salinger được cho là mẫu người khép kín. Nhưng ông buộc phải trải nghiệm nhiều hơn thế khi Bắt trẻ đồng xanh ra mắt năm 1951. Tác phẩm gặt hái nhiều thành công nhưng cũng phải đối mặt với vô số chỉ trích. Có người cho rằng cuốn sách có ngôn từ phản cảm và nội dung dễ gây ảnh hưởng tới giới trẻ. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được Bắt trẻ đồng xanh trở thành một trong những tác phẩm văn học hay nhất thế giới. Ảnh: EastNews.

4. Margaret Mitchell - Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind): Cuốn theo chiều gió, xuất bản năm 1963, là câu chuyện về sóng gió cuộc đời của Scarlett O’Hara. Sau cuộc nội chiến Mỹ, một quý tộc miền Nam như Scarlett đã phải vật lộn để làm quen với thời đại mới. Tác phẩm mang đến cho Margaret thành công và danh vọng, Tuy nhiên sự nổi tiếng quá nhanh và quá lớn lại là áp lực không nhỏ đối với bà. Ảnh: Xoxo Clara.

5. Anna Sewell - Sắc đẹp màu đen (Black Beauty): Đây là cuốn sách kinh điển dành cho thiếu nhi thế giới của Anna Sewell. Đáng nói, Anna vốn không có ý định trở thành một nhà văn, bà bắt đầu khá muộn và phải mất 6 năm để hoàn thành tác phẩm Black Beauty. Không may, Anna Sewell mất vài tháng sau khi ra mắt sách và không kịp nhìn thấy thành công của đứa con tinh thần. Ảnh: Christian Audio.

6. Boris Pasternak - Bác sĩ Zhivago: Boris Pasternak được biết nhiều hơn với tư cách là một nhà thơ. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago đã đưa tên tuổi ông lên một tầm cao mới. Tác phẩm là chuyện tình tay ba giữa bác sĩ Zhivago, anh chàng Strelnikov và cô gái xinh đẹp Lara. Ảnh: Hungama.

7. Sylvia Plath - Quả chuông ác mộng: Tác phẩm kinh điển này của Sylvia Plath ra đời năm 1963. Truyện kể về Esther Greenwood và tương lai sáng sủa tại một tòa soạn danh giá. Nhưng cô lại dần phát điên bởi những áp lực về gia đình và sự nghiệp. Cuốn tiểu thuyết được xem là một tác phẩm bán tự truyện, nhiều sự kiện quan trọng trong tác phẩm được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời của tác giả. Ảnh: Swarthmorephoenix.

Hứa Mộc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-tac-gia-toa-sang-voi-mot-tieu-thuyet-duy-nhat-post1129738.html