Những sự thật bất ngờ về 'Cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến'

Người ta đã từng gọi Chiến tranh Thế giới thứ nhất là 'cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến' - tuy nhiên nó không kết thúc được bất cứ gì ngoài việc khiến căng thẳng ở châu Âu bị... đẩy lên cao hơn.

 Chiến tranh Thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh chiến hào, mọi quốc gia tham chiến đều cải tiến công nghệ... đào hào lên mức hiện đại nhất để phục vụ cuộc chiến này. Mọi nhu cầu thiết yếu của người lính từ tắm giặt, ăn uống, vệ sinh, cứu thương,.. đều diễn ra bên dưới lòng đất hoặc bên trong những chiến hào như thế này. Nguồn ảnh: Listfact.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh chiến hào, mọi quốc gia tham chiến đều cải tiến công nghệ... đào hào lên mức hiện đại nhất để phục vụ cuộc chiến này. Mọi nhu cầu thiết yếu của người lính từ tắm giặt, ăn uống, vệ sinh, cứu thương,.. đều diễn ra bên dưới lòng đất hoặc bên trong những chiến hào như thế này. Nguồn ảnh: Listfact.

Thuật ngữ "dogfight" (những con chó đánh nhau) ra đời trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất và được dùng để chỉ những trận không chiến cự ly gần của không quân. Để có thể thực hiện được những pha bẻ cua ở góc hẹp, phi công thường tắt máy để giảm tốc độ máy bay xuống tối thiểu sau đó lại bật lại động cơ, tiếng bật động cơ này nghe từ dưới mặt đất rất giống tiếng chó sủa lên binh lính đã gọi cảnh tượng hỗn chiến trên không này là "dogfight". Nguồn ảnh: Listfact.

Là một quốc gia đa chủng tộc, ở Mỹ chắc chắn có rất nhiều người Đức và những người Đức này đã bị kỳ thị ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất xảy ra. Các lớp dạy tiếng Đức bị đóng cửa, sinh viên học tiếng Đức bỏ học thậm chí giống chó chăn cừu Đức cũng bị thảm sát. Nguồn ảnh: Listfact.

Trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Mỹ không hề có quy định về nghĩa vụ quân sự bắt buộc, tuy nhiên tới tháng 5/1917, Quốc hội Mỹ bắt đầu đưa ra luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc và luật này tồn tại tới hết Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Listfact.

Tuy nhiên từ trước khi Mỹ kịp tham chiến vào cuộc Đại chiến này, đã có rất nhiều thanh niên Mỹ muốn đóng góp sức chiến đấu cho đồng minh, điểm đến của họ chính là lực lượng lính đánh thuê Lê Dương do Pháp chỉ huy. Nguồn ảnh: Listfact.

Thuật ngữ "tank" (trong tiếng Anhcó nghĩa là thùng đựng nước cỡ lớn bằng kim loại) được tình báo Anh sử dụng để che mắt tình báo Đức về việc London đang nghiên cứu một loại vũ khí mới. Về sau, tank hay tăng được tiếp tục sử dụng tới tận ngày nay để chỉ... xe tăng. Nguồn ảnh: Listfact.

Vào thời đại mà tên lửa vẫn còn là thứ gì đó cực kỳ mơ hồ, người ta chỉ biết chế tạo những khẩu pháo lớn hơn để bắn được viên đạn đi xa hơn. Big Bertha là một trong những khẩu pháo khổng lồ của người Đức, bắn ra được những viên đạn nặng tới 930 kg và bay được với tầm xa... 15 km. Nguồn ảnh: Listfact.

Thông tin liên lạc vào thời điểm này cũng rất lạc hậu, chủ yếu trên chiến trường các cánh quân liên lạc với nhau và liên lạc với sở chỉ huy bằng... chó đưa thư và chim bồ câu. Đại chiến Thế giới thứ nhất cũng là cuộc chiến có nhiều... động vật được phong huân chương nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: Listfact.

Năm 1917, một vụ nổ cực lớn tại phòng tuyến giữa Đức và Bỉ có thể được nghe thấy ở tận... London nằm cách đó 220 km. Nguồn ảnh: Listfact.

Xe tăng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất thậm chí còn được chia giới tính với xe tăng Đực có pháo to và xe tăng Cái không có pháo chỉ có súng máy. Nguồn ảnh: Listfact.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Đức thường xuyên tổ chức những cuộc xử tử tập thể với nạn nhân là người dân vô tội ở các vùng họ chiếm đóng, số lượng bị xử tử được lựa chọn ngẫu nhiên và đây được coi là một đòn tâm lý khiến người dân trong khu vực Đức chiếm đón không dám làm khởi nghĩa hoặc chống phá quân đội Đức. Nguồn ảnh: Listfact.

Nga cũng là quốc gia có thiệt hại nhân mạng lớn nhất cuộc chiến nay, tổng cộng Nga đã huy động tới 12 triệu lính tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất, 3/4 trong số đó đã chết, bị thương hoặc mất tích. Nguồn ảnh: Listfact.

Dịch cúm Tây Ban Nha được coi là nguyên nhân gây ra cái chết của 1/3 số thương vong trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tới nay vẫn chưa biết dịch cúm này bắt nguồn từ đâu, sở dĩ người ta gọi nó là cúm Tây Ban Nha vì Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên công bố sự tồn tại của dịch cúm này trong khi các nước khác dù đã bị ảnh hưởng nặng bởi dịch cúm nhưng vẫn giấu vì sợ ảnh hưởng tới... cuộc chiến. Nguồn ảnh: Listfact.

Súng phun lửa là loại vũ khí được ra đời lần đầu tiên trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, loại vũ khí này được Đức sử dụng đầu tiên và có khả năng phun xa được tới 40 mét khi trời lặng gió. Nguồn ảnh: Listfact.

Mời độc giả xem Video: Những thước phim màu hiếm hoi về không chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-su-that-bat-ngo-ve-cuoc-chien-ket-thuc-moi-cuoc-chien-1259113.html