Những siêu xe tăng yểu mệnh trong cuộc đua giữa Mỹ và Liên Xô

Mặc dù được đánh giá là quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng xe tăng Mỹ chưa bao giờ được đánh giá cao hơn xe tăng Liên Xô.

Hầu hết các xe tăng chủ lực của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, đều gặp bất lợi đáng kể so với các loại xe tăng do Liên Xô chế tạo và được nhiều chuyên gia nhận định là yếu thế hơn, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến lớn trên bộ.

Hầu hết các xe tăng chủ lực của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, đều gặp bất lợi đáng kể so với các loại xe tăng do Liên Xô chế tạo và được nhiều chuyên gia nhận định là yếu thế hơn, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến lớn trên bộ.

Xe tăng M48 Patton được đưa vào phục vụ từ năm 1953, được sử dụng cho đến khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhưng hầu như tất cả các thông số đều kém hơn so với T-55 cùng thời của Liên Xô.

M60 Patton, phát triển dựa trên M48, được đưa vào sử dụng từ năm 1960 và được sử dụng phổ biến hơn những xe tăng của Liên Xô, đáng chú ý nhất là trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và trong Chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988. M-60 là xe tăng tốt nhất của Mỹ khi đó, nhưng không đủ sức cạnh tranh với các mẫu tăng Liên Xô khi đó.

Xe tăng T-62 được Ai Cập và Syria triển khai vào năm 1973, đã chứng tỏ khả năng hơn M60, buộc Israel phải từ bỏ ý định phụ thuộc vào thiết giáp của phương Tây và vào cuối năm đó Israel bắt đầu phát triển loại xe tăng của riêng mình.

Mặc dù T-62 chỉ là loại xe tăng có khả năng hoạt động cao thứ ba của Liên Xô vào thời điểm đó, sau T-64 và T-72. Nhưng trong cuộc chiến Iran-Iraq sau đó đã chứng kiến, các xe tăng M60 của Iran bị tổn thất nặng nề, trước các xe tăng T-62 và T-72 của Iraq.

T-72 vào thời điểm đó cũng là loại xe tăng hạng ba của Liên Xô, xếp sau cả T-64 và T-80, cả hai xe tăng này đều đã được phục vụ nhiều năm trước khi chiến tranh bắt đầu. Rất có thể T-72 sẽ tiếp tục giành được chiến thắng áp đảo, nếu được đối đầu với xe tăng M-60.

Mỹ đã tìm cách thu hẹp khoảng cách với Liên Xô, bằng một loại xe tăng chiến đấu mới đầy tham vọng, đó là xe tăng chủ lực M1 Abrams, được đưa vào trang bị từ năm 1980, tức là 4 năm sau T-80 và 7 năm sau T-72.

Chiếc xe tăng này nặng hơn các đối thủ Liên Xô, nhưng lại bị đánh giá yếu hơn bởi hỏa lực chính là khẩu pháo 105mm, không thể bắn ngang tầm với các loại pháo 125mm được sử dụng bởi T-72, T-64 và T-80.

M1 Abrams nhanh chóng được nâng cấp thành M1A1, có giáp tốt hơn và pháo nòng trơn 120mm. Mặc dù M1A1 là một sự phát triển vượt bậc so với M60, nhưng khả năng cạnh tranh của xe tăng Mỹ với xe tăng của Liên Xô vẫn chưa đáng kể, khi thiết kế T-80 của Liên Xô tiếp tục được cải tiến.

T-80 sẽ được nâng cấp với pháo 152 mm, có thể dễ dàng xuyên thủng lớp giáp của M1 Abrams. Lúc bấy giờ một lớp xe tăng mới nặng hơn nhiều của Liên Xô, cũng đang được phát triển được gọi là T-95, cũng sẽ được trang bị pháo 152 mm.

Đối mặt với mối đe dọa từ cả T-80 nâng cấp và siêu tăng T-95 mới của Liên Xô, một biến thể tăng cường mới của tăng Abrams cũng đã được phát triển, để thu hẹp khoảng cách với xe tăng Liên Xô.

Xe tăng M1 sau đó tiếp tục cải tiến, các tính năng đáng chú ý nhất của xe tăng bao gồm việc tích hợp một tháp pháo dài để cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn và lắp một khẩu pháo nòng trơn 140 mm XM291 ATACS với hỏa lực rất mạnh.

Khẩu pháo này được thiết kế nạp tự động và có khả năng cung cấp động năng gấp vài lần khẩu pháo 105mm ban đầu. Tuy nhiên, M1 Abrams vẫn bị lép vế trước các xe tăng T-80 được nâng cấp với khẩu pháo 152 mm, chứ chưa nói đến việc chống lại T-95.

Biến thể nâng cấp mới của xe tăng Abrams với hỏa lực mạnh hơn, trang bị động cơ tuabin khí cải tiến hiệu quả hơn và giảm tiêu hao nhiên liệu. Góc nghiêng của giáp trước cũng được thay đổi để bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, các vấn đề vẫn tồn tại bao gồm khả năng dự trữ đạn rất thấp và khối lượng quá lớn so với kích thước của khung xe.

Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1989, đã loại bỏ sự cấp thiết đối với một loại xe tăng chiến đấu mới. Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 sau đó đã kết thúc kế hoạch sản xuất xe tăng T-80 với pháo 152mm và cũng kết thúc sự ra đời của T- 95.

Do đó, Nga vẫn chưa đưa vào trang bị xe tăng có pháo lớn hơn 125mm, ngoại trừ các nguyên mẫu T-80 do Liên Xô chế tạo chưa bao giờ được đưa vào biên chế. Sự chênh lệch về công nghệ xe tăng sau khi Liên Xô sụp đổ đã không còn, vì M1 chỉ phải đối đầu với T-80 và các xe tăng T-90 có cỡ vũ khí tương tự.

Tuy nhiên, nhu cầu về một chiếc xe tăng mới của quân đội Mỹ ngày càng cấp bách, khi Nga bắt đầu trang bị xe tăng T-14 mới từ cuối những năm 2010, mặc dù chỉ được đưa vào trang bị với số lượng nhỏ và trang bị pháo 125mm, nhưng vẫn mạnh nhiều so với các thiết kế của Mỹ và tương lai sẽ được trang bị pháo 152 mm.

Mặc dù M1 Abrams, T-80 và T-90 đều được coi là thiết kế xe tăng thế hệ thứ ba, T-14 chỉ là một trong ba xe tăng thế hệ thứ tư, hiện đang được biên chế cùng với K2 của Hàn Quốc và Type 10 của Nhật Bản. Nhưng đó cũng là một điều khiến cho quân đội Mỹ, cảm thấy yếu thế hơn so với lục quân Nga. Nguồn ảnh: Greelk.

Xe tăng T-14 Armata của Nga liệu có thể trở thành siêu tăng thế hệ tiếp theo? Nguồn: RussianArmy.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-sieu-xe-tang-yeu-menh-trong-cuoc-dua-giua-my-va-lien-xo-1519320.html