Những 'sát thủ' săn mồi cực nguy hiểm dưới nước

Dưới đây là 18 loại cá săn mồi với khả năng tấn công siêu phàm.

1. Cá bảy màu

Cá bảy màu (Poecilia Recticulata) có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới với màu sắc bắt mắt như chính cái tên của nó vậy.

Cá bảy màu.

Cá bảy màu.

Loại cá này ăn tất cả các loại thủy thực vật và động vật (rong, tảo, moina...) dẫn đến không còn thức ăn cho các loại cá khác. Cá bảy màu trở thành loài nguy hiểm nhất thế giới, thậm chí hơn cả hổ và cá mập.

2. Cá ma cà rồng Payara

Cá ma cà rồng Payara (Hydrolycus scomberoides), chủ yếu sống ở khu vực nước ngọt ở Venezuela và trong lưu vực sông Amazon. Chúng được mệnh danh là loài cá nước ngọt hung dữ nhất thế giới.

Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn, có khả năng nuốt số lượng cá bằng một nửa kích thước của cơ thể. Chúng có hai chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi rồi ăn thịt. Hàm trên của cá có những chiếc hố đặc biệt dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm chúng.

3. Cá Piranha

Cá piranha (cá hổ) là cá nước ngọt ở sông Amazon và một số ít ở sông Lijiang River ở Trung Quốc.

Loài cá khổng lồ này là dòng cá ăn thịt người có bản tính hung dữ nhất thế giới, còn trong môi trường nuôi nhân tạo thì có vẻ nhút nhát và hiền lành hơn rất nhiều.

Với khuôn mặt gầm gì và bộ răng sắt nhọn, cá piranha có thể tấn công con mồi lớn hơn gấp nhiều lần so với cơ thể chúng. Loài này đã từng tấn công theo bầy giết chết rất nhiều người dân ở Brazin.

4. Cá nóc

Cá nóc hiện tại có 185 loại, đa số sống ở biển nhưng cũng có vài loại sống ở vùng nước ngọt, và nước lợ. Cá thường tập trung sống gần những bờ đá hay những rạng san hô, là nơi cung cấp nguồn thức ăn mà cá ưa thích.

Cá nóc là một trong những loài cá có độc tốc cao nhất. Độc tố tetrodotoxin được tìm thấy trong gan, buồng trứng, ruột và da của cá nóc. Tetrodotoxin có thể gây tê liệt, thậm chí dẫn tới tử vong.

5. Cá chình điện

Cá chình điện hay còn gọi là Lươn điện, sống chủ yếu ở lưu vực sông Amazon và sông Orinoco Peru, con trưởng thành có thể dài 2,5m nặng 20 kg.

Ở hai bên sống lưng của cá chình điện có hai “nhà máy điện”, mỗi nhà máy gồm 70 “cột điện” đấu song song, mỗi “cột” là một chồng gồm 6.000 tế bào phát điện đấu nối tiếp.

Lúc gặp con mồi, cá chình điện có thể phóng một loạt từ 10 đến 30 “cú điện” với điện thế lên tới 900 vôn, mạnh có thể 1000 vôn, để quật ngã và làm tê liệt đối thủ.

6. Sứa hộp

Sứa hộp là sinh vật biển giết người với những tua có độc, có dạng một chiếc hộp, trong suốt. Loài này 24 mắt và 4 kiểu mắt khác nhau

Sứa hộp vô cùng nguy hiểm, nếu bị chúng đốt thì các nạn nhân rất khó sống sót. Theo WTO, hàng năm trên thế giới khoảng 50 người chết vì loài này.

7. Cá Vandellia Cirrhosa

Cá Vandellia Cirrhosa hay còn gọi là cá tăm, dài khoảng 2,5. Tuy nhiên, loài cá nhỏ bé này lại là một mối nguy hại lớn đối với con người.

Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua hậu môn, âm đạo,... và hút máu gây nên cảm giác đau đớn cho nạn nhân.

8. Cá sư tử

Cá sư tử (Pterois) là loài sinh vật biển sống ở vùng biển nhiệt đới nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có độc, sinh sản nhanh và không bị động vật săn mồi nào tấn công.

Cá sư tử có nhiều màu sắc, gai độc và xúc tu quanh cơ thể trông khá bắt mắt. Khi đâm vào thịt con người, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và gây rối loạn nhịp tim.

9. Cá đuối gai độc

Cái đuôi dài 20cm của loài cá này như một lưỡi mác lởm chởm. Chúng trở nên cứng, nhọn khi cá đuối cảm nhận mối nguy hiểm, ngoài hình thù răng cưa giống như một chiếc dao ăn.

Đặc biệt là chiếc đuôi này chứa loại nọc độc rất nguy hiểm, tạo ra sự đau đớn khủng khiếp cho các loài động vật có vú, làm thay đổi nhịp tim và rối loạn chức năng hô hấp.

10. Cá vảy chân

Cá vảy chân (cá angler) có thân tròn như một quả bóng, miệng rộng và hàm răng sắc nhọn. Loài cá này có khả năng phát sáng nhờ miếng mồi nhử ở đầu vây lưng đong đưa qua lại trước hàm răng khổng lồ.

Ngay khi con mồi bị thu hút đến gần, cá vảy chân sẽ ngay lập tức đớp lấy và nghiền nát bằng hàm răng to khỏe.

11. Cá đầu rắn

Cá đầu rắn sống chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, một ít ở Ấn Độ và Châu Phi. Chiều dài thông thường của loài cá này là 0,6m và có thể lên đến 0,9m, có đặc điểm là cái đầu rắn với những chiếc răng sắc nhọn.

Ngoài việc có độc, cá đầu rắn còn ăn mọi thứ trên đường đi của nó. Thậm chí, chúng còn có thể sống sót trên cạn trong vòng 4 ngày.

12. Cá đá

Cá đá là loài động vật tiết ra nọc độc mạnh nhất ở dưới nước. Chúng không tấn công con người nhưng thường khiến cho các loài động vật khác nhầm lẫn và dẫm phải.

Khi dẫm phải cá đá, những chiếc gai chứa nọc độc sẽ phát huy sức mạnh, nọc độc của nó có thể gây sốc, tê liệt tức thì và chết người nếu không được chữa trị kịp thời.

13. Cá mút đá

Sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt và trở thành nguyên nhân gây ra sự suy giảm số lượng của rất nhiều loài cá khác.

Đặc điểm của loài cá này là có cái miệng tròn với rất nhiều răng mọc xung quanh miệng.

Chúng sống kí sinh trên các loài động vật khác, dùng miệng của mình bám vào da của các con mồi, đưa lưỡi sắc, nhọn của mình qua vảy để hút máu. Các con mồi thường bị chết sau khi bị loài cá này hút máu.

14. Cá mập trắng

Với chiều dài cơ thể lên tới 6 m và trọng lượng đạt 5 tấn, cá mập trắng được mệnh danh là chúa tể của đại dương bởi khả năng săn mồi đáng nể.

Nơi thường xuyên xảy ra các vụ cá mập tấn công người là ở Nam Phi và Australia. Chỉ một lần cắn của cá mập trắng lớn thì cũng đủ gây chết người vì nạn nhân bị chảy máu đến chết.

15. Cá mập bò

Cá mập bò có đặc điểm là mũi lớn, ngắn, do có mức testosterone cao nên chúng rất hung hăng và thường húc đầu vào con mồi khi tấn công. Cá mập săn mồi nhanh nhẹn và lanh lợi, cá mập bò ăn hầu hết mọi thứ chúng thấy như các loài cá, cá heo, cá mập khác và con người.

Chúng sống gần các khu vực đông dân cư và có thể thích nghi với cả nước ngọt nên càng gây nguy hiểm hơn cho con người.

16. Cá mặt quỷ

Cá mặt quỷ có thân hình lớn, xù xì, nhiều vây ở sống lưng, trông như một tảng đá với lớp da lởm chởm và loang lổ màu nâu đỏ. Da chúng rất dai, có nhiều chiếc vây sắc nhọn.

Cá mặt quỷ có 13 tia vây lưng chứa độc tố, khi đâm vào thịt nạn nhân mà đặc biệt là con người, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến tim, hệ thần kinh và hệ vận động của nạn nhân.

17. Cá da trơn Ấn Độ

Cá da trơn Ấn Độ thuộc họ cá trê, có chiều dài lên tới gần 2 m, nặng khoảng 70 kg , chủ yếu sống ở sông Kali (nằm giữa Ấn Độ và Nepal).

Với những chiếc răng sắc nhọn, chúng khả năng tấn công và ăn thịt người mạnh mẽ.

18. Cá quả

Cá quả chủ yếu sống ở vùng Đông Nam Á. Chúng sẽ ăn bất cứ loài sinh vật nào trong vùng nước mà nó sinh sống. Sau đó chúng lại di chuyển tới một vùng nước khác và ăn tất cả thứ gì xuất hiện trên đường đi.

Theo Hiểu Nhân/Khám phá

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-sat-thu-san-moi-cuc-nguy-hiem-duoi-nuoc/20200912083838588