Những sai lầm khi chế biến thịt lợn chị em cần bỏ ngay kẻo rước bệnh cho cả nhà

Hầu như ngày nào cũng ăn thịt lợn nhưng chị em nội trợ vẫn mắc như sai lầm này khi nấu khiến ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu chế biến thịt lợn sai cách, chị em sẽvô tình biến nónày thành một “chất độc”, gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà chị emcần tránh khi chế biến và sử dụng thịt lợn.

Nếu chế biến thịt lợn sai cách, chị em sẽvô tình biến nónày thành một “chất độc”, gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà chị emcần tránh khi chế biến và sử dụng thịt lợn.

Theo các chuyên gia y tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo: Không nên giữ các loại thịt gia cầm, và nhất là thủy sản còn sống trong ngăn lạnh (ngăn mát) quá 2 ngày.

Thịt đã qua chế biến cũng không nên để quá 5 ngày. Nguyên nhân là do thịt bảo quan trong ngăn lạnh quá lâu sẽ làm vi khuẩn phát sinh, thịt sẽ mất đi chất dinh dưỡng và hương vị của thịt.

Khi rã đông thịt, nhiều người thả ngay thịt vào chậu nước nóng hoặc nước lã rồi ngâm cho đến khi thịt mềm ra. Nhưng cách làm nàylàm giảm đi các chất dinh dưỡng có trong thịt.

Ngoài ra, nếu bỏ thịt ngoài nhiệt độ phòng để rã đông cũng khiến cho các loài vi khuẩn sinh sôi. Theo các chuyên gia, nếu thịt để trong ngăn đá thì cần rã đông tự nhiên trong khoảng 2-3 tiếng trước khi nấu.

Tốt nhất dùng nước lạnh pha thêm ít muối để rã đông cho nhanh. Cách này vừa giữ được chất dinh dưỡng trong thịt, lại vừa bảo đảm vệ sinh.

Hoặc bạn có thể cho thêm ít gừng tươi đập dập cho vào nước ngâm thịt. Gừng sẽ giúp thịt tươi ngon trở lại. Lưu ý, sau khi rã đông xong rửa thịt nhanh qua nước lạnh và chế biến ngay.

Nhiều người mua thịt về đem rửa với nước nóng vì cho rằng nước nóng có thể giúp rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên thịt nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.

Trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein, ví dụ như protit hòa tan và protit ngưng tụ. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi.

Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.

Nhiều người sợ béo nên không dám ăn thịt mỡ mà chỉ mua thịt nạc về chế biến nhưng thực têắn nhiều thịt nạc chưa chắc đã tốt.

Hàm lượng methionine trong thịt nạc khá cao, dưới sự thúc đẩy của chất xúc tác sẽ biến thành Homocysteine, chất này quá nhiều lại gây ra xơ vữa động mạch.

Thực nghiệm trên động vật chứng minh, homocysteine trực tiếp tổn hại đến tế bào nội mô động vật, hình thành xơ vữa động mạch. Vì vậy nên ăn lượng thịt nạc thích hợp, không nên quá lạm dụng và ăn nhiều.

Khi nấu thịt ở nhiệt độ cao từ 200 - 300 độ C, các loại acid amin, creatinine, đường và các hợp chất vô hại trong thịtsẽ phản ứng tạo ra amin có hương thơm, loại amin này hàm chứa 12 loại hợp chất hóa học, trong đó9 loại có khả năng gây ra ung thư.

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm.

Thêm nước lạnh, thêm muối quá sớm vào nồi thịt luộc, hoặc nồi xương hầm… theo các chuyên gia là không tốt.

Bởi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao,thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.

Chọc đũavào thịt để kiểm tra thịt chín chưasẽ làm cho miếng thịt của bạn giảm ngon hơn vì tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra theo nước.

Theo Khám phá

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-sai-lam-khi-che-bien-thit-lon-chi-em-can-bo-ngay-keo-ruoc-benh-cho-ca-nha/20210420045119531