Những sai lầm cần tránh khi chế biến rau củ

Rau củ tươi là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, các dưỡng chất cần thiết cho con người tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách sẽ rất nguy hiểm.

Những sai lầm cần tránh khi chế biến rau củ

Làm mất vitamin và các dưỡng chất khi sơ chế

Nhặt bỏ lá rau: Khi sơ chế một số loại rau như rau nhút, rau muống, đọt bí,… nhiều chị em phụ nữ thường có thói quen nhặt bỏ lá, chỉ ăn cọng rau cho nó giòn ngon. Và như thế các bạn đã vô tình mắc phải một sai lầm nghiêm trọng cần tránh khi chế biến rau củ đó là bỏ mất một lượng vitamin đáng kể có rất nhiều trong lá rau rồi đấy.

Cắt rau xong rồi mới rửa: Các vitamin ở trong rau chủ yếu ở dạng nước dễ hòa tan, khi bạn nhặt, cắt rau xong mới rửa thì bạn đã làm trôi đi một lượng vitamin khá dồi dào rồi đấy. Chính vì vậy hãy rửa rau xong rồi mới cắt nhé.

Gọt bỏ hết vỏ các loại rau, củ: Hầu hết chị em nội trợ suy nghĩ phần vỏ các loại rau, củ tiếp xúc với đất và ác loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản nên chị em thường gọt sạch vỏ khi chế biến. Và đây chính là một suy nghĩ sai lầm nên tránh khi chế biến rau củ bởi trong nhiều loại như bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím,…. hàm lượng vitamin lại chứa nhiều trong lớp vỏ hơn phần ruột. Do đó, thay vì gọt sạch vỏ, bạn hãy rửa rau củ thật sạch và ngâm qua nước muối để đảm bảo an toàn và giữ được hàm lượng vitamin khi chế biến nhé.

Cắt rau xong không nấu ngay: Và lúc ấy các vitamin dễ hoàn tan, dễ bị oxy hóa trong rau củ sẽ bị mất đi.

Xào nấu rau với lửa nhỏ

Nếu khi xào nấu rau bạn để mức lửa nhỏ, sẽ đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian nấu. Từ đó sẽ khiến các vitamin trong rau bị phân hủy, làm rau bị “ê” và mất đi hương vị tươi ngon vốn có của nó.

Nếu khi xào nấu rau bạn để mức lửa nhỏ, sẽ đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian nấu.

Nếu khi xào nấu rau bạn để mức lửa nhỏ, sẽ đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian nấu.

Chính vì vậy, khi xào nấu rau hãy cố gắng tiết kiệm thời gian chế biến, sử dụng lửa lớn để các dưỡng chất trong rau không bị mất đi, rau sẽ ngon hơn và xanh nuột nà hơn nhé.

Món ăn nấu xong không ăn ngay

Món ăn được chế biến từ rau củ khi nấu xong phải ăn ngay nếu không các dưỡng chất trong rau sẽ bị mất đi rất nhiều. Không những thế, đối với các món ăn này nếu phải hâm đi hâm lại nhiều lần thì hàm lượng vitamin và dưỡng chất trong chúng chỉ còn lại 10% thôi đấy nhé.

Chế độ ăn thiếu cân bằng

Bạn nghĩ rằng đối với rau củ cách thức chế biến bằng hình thức hấp, luộc sẽ tốt hơn xào, trộn,…

Dù biết rau củ tươi rất cần thiết và tốt cho sức khỏe nhưng bạn phải đảm bảo cân bằng giữa rau củ và thịt, cá, trứng sữa, nhiều người có thói quen ăn “trường rau” mà không ăn thịt hay kiêng khem quá mức đều không tốt;

Ăn nhiều các loại rau củ tốt: Bạn quan tâm đến vấn đề chống lão hóa và bạn ăn rất nhiều các loại rau củ có chứa vitamin E và collagen tự nhiên, bạn ,muốn bổ sung vitamin A cho đôi mắt sáng khỏe và tích cực ăn cà rốt, cà chua,… như thế là một sai lầm nên loại bỏ khi chế biến rau củ vì cái gì nhiều quá sẽ không tốt và gây ra tác dụng ngược lại cũng như làm mất cân bằng dinh dưỡng của cơ thể.

Không thay đổi cách thức chế biến: Bạn nghĩ rằng đối với rau củ cách thức chế biến bằng hình thức hấp, luộc sẽ tốt hơn xào, trộn,… cứ thế bạn liên tục hấp, luộc các món rau củ, như thế sẽ khiến bạn nhanh chán ăn và sự thực giữa cảm giác chán ăn và hấp thu chất dinh dưỡng có một mối liên hệ khăng khít, nếu bạn chán ăn thì cơ thể cũng khó hấp thu hết các dưỡng chất. Vì vậy hãy linh động trong cách thức chế biến để ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn nhé.

Rau củ nên ăn đúng cách và vừa đủ

1. Cẩn thận khi ăn rau salad và rau sống

Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.

2. Cà chua nên ăn sau bữa ăn.

Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…

3. Không nên rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước

Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành Vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.

4. Ăn vừa phải rau củ chứa carotene

Mặc dù chất carotene rất bổ dưỡng và đặc biệt có lợi cho thị giác, nhưng bạn cũng nên chú ý ăn ở mức vừa phải. Trẻ nhỏ ăn quá nhiều những loại nước ép rau quả như cà rốt hay cà chua đều có thể gây triệu chứng tăng lipid máu, da mặt và da tay chuyển sang vàng cam, ngoài ra còn xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, tinh thần không ổn định, bồn chồn, thậm chí ngủ không say, còn kèm theo nỗi sợ hãi ban đêm, khóc đêm, nói mơ…

Quan niệm truyền thống cho rằng, bổ sung carotene không chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể, mà còn có tác dụng chống ung thư. Nhưng nhiều kết quả thử nghiệm gần đây phát hiện, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi của một nhóm người uống β-carotene không những không giảm mà còn cao hơn 28% so với người bình thường.

Các nhà dinh dưỡng phân tích, bổ sung carotene vừa phải (5mg/ngày) có tác dụng ức chế khối u, còn nạp quá nhiều carotene có thể cản trở vitamin A kết hợp với carotene, từ đó ngăn cản việc chuyển đổi của các gen ức chế khối u, như vậy càng phản tác dụng. Do đó, cơ thể cần bổ sung vừa đủ carotene, không thể lạm dụng quá nhiều, bình thường chỉ cần nạp thực phẩm tự nhiên giàu β-carotene, như cà rốt, tỏi tây, lá trà…

5. Nên chần sơ mướp đắng ( khổ qua) trước khi ăn

Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

6. Không nên ăn quá nhiều rau bina

Rau bina được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: cải bó xôi, spinach, rau chân vịt. Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.

7. Hạn chế ăn giá đỗ sống

Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

8. Không nên lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau

Tỏi tây được dùng giống như hành lá .Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu.

Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.

9. Không nên nấu rau quá kỹ

Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit, nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-sai-lam-can-tranh-khi-che-bien-rau-cu/20200720060359581