Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư nhiều người vẫn tin

Nhiều người mắc ung thư vẫn nhận thức sai về nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.

Loại thực phẩm bị lầm tưởng làm tế bào ung thư phát triển nhanh:

Trứng vịt lộn
Súp lơ xanh
Ngải cứu
Gừng

Theo TS Nguyễn Diệu Linh - Phó trưởng khoa khám bệnh Tân Triều, Bệnh viện K Trung ương, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh việc ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư. Trứng vịt lộn có nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Phát biểu nào sau đây là sai về bệnh ung thư?

Bệnh ung thư có tính di truyền
Bệnh ung thư có thể lây lan
Mắc ung thư vẫn có thể sống khỏe
Nhiều loại ung thư có thể chữa khỏi 90%

Theo TS Nguyễn Diệu Linh, ung thư là bệnh không lây nhiễm. Bệnh không lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, tiếp xúc... Vì vậy, bạn không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người có bệnh ung thư.

Loại sừng động vật thường bị hiểu sai có thể chữa ung thư:

Sừng trâu
Sừng bò
Sừng tê giác
Sừng hươu

Sừng tê giác thực chất chỉ như móng tay, chân và hoàn toàn không thể chữa được ung thư. Sừng tê giác trong đông y có thể giúp tăng thể lực. Việc tăng thể lực này, một viên C sủi cũng làm được.

Sai lầm ăn uống khiến bệnh nhân ung thư suy kiệt sức lực:

Ăn nhiều hơn bình thường
Ăn nhiều thực phẩm giàu protein
Nhịn ăn
Không ăn thực phẩm có vị chua

Theo TS Nguyễn Diệu Linh, nhiều người quan niệm cần nhịn ăn để diệt trừ tế bào ung thư. Tuy nhiên, khi nhịn ăn, tế bào ung thư chết cũng kéo theo các tế bào khác trong cơ thể. Như vậy, nó đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta sẽ tử vong. Người bệnh khi đang điều trị ung thư cần ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng đáp ứng quá trình điều trị.

Tế bào ung thư không thể lây lan nhanh hơn sau khi...

Sống trong môi trường độc hại
Phẫu thuật
Suy giảm hệ miễn dịch
Tăng bổ sung vitamin D

Nguyên tắc của phẫu thuật ung thư là cắt bỏ và lấy rộng tất cả vùng xung quanh khối u, hạn chế tế bào này còn tồn tại. Vì vậy, việc phẫu thuật sẽ không cấy và reo rắc thêm tế bào ung thư như lời truyền miệng. Phẫu thuật cắt bỏ khối u khi có chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết cho bệnh nhân.

Nguyên nhân khiến điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn:

Tiêm vắc xin phòng bệnh quá sớm
Tránh xa khu vực có tác nhân gây bệnh
Không tầm soát bệnh
Cơ thể có mỡ thừa

Theo BSCKII Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, người dân thường không thực hiện tầm soát để phát hiện bệnh sớm, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài, giảm hiệu quả, chi phí điều trị tăng và đi kèm với tỷ lệ tái phát, tử vong cao.

Để phòng ngừa ung thư, bạn nên hạn chế ăn:

Thực phẩm lên men
Thực phẩm chứa nhiều axit amin
Thực phẩm có glucid
Thực phẩm có hàm lượng đạm cao

Theo bác sĩ Phan Hoàng Hiệp, các đồ lên men, ủ muối chứa rất nhiều nitrosamin, là yếu tố đã được chứng minh có liên quan nguyên nhân mắc ung thư. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này.

Nên chú ý tới những dấu hiệu nào của cơ thể?

Sút cân đột ngột, có u cục
Đau đầu, viêm họng, hắt hơi liên tục
Đau nhức toàn thân, mệt mỏi
Hoa mắt, ù tai, ăn không ngon miệng

Để phát hiện sớm ung thư, bạn cần cảnh giác với các triệu chứng u cục trên cơ thể, sút cân đột ngột, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, bất thường ở bộ phận tiêu hóa, sinh dục. Bên cạnh đó, ta cần tuân thủ việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát phát hiện bệnh sớm.

Báo động gia tăng bệnh ung thư vú ở nam giới Một báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ ung thư vú ở nam giới tăng 26% trong 25 năm qua và ngày càng có xu hướng gia tăng.

Tuệ Anh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-benh-ung-thu-nhieu-nguoi-van-tin-post943839.html