Những phong tục trong tháng cô hồn của các nước châu Á có gì thú vị?

Lễ cúng cô hồn là một truyền thống cổ xưa nhằm tỏ lòng kính trọng đối với những linh hồn người chết, được tổ chức ở nhiều khu vực châu Á diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, mỗi quốc gia lại có những nét phong tục khác nhau trong lễ cúng cô hồn.

Trung Quốc: Người dân Trung Quốc coi ngày 15-7 âm lịch là ngày quan trọng nhất trong tháng cô hồn. Bởi họ cho rằng vào ngày này, cổng địa ngục sẽ mở cho các bóng ma lên tràn lên nhân gian để kiếm cơm, vui chơi

Trung Quốc: Người dân Trung Quốc coi ngày 15-7 âm lịch là ngày quan trọng nhất trong tháng cô hồn. Bởi họ cho rằng vào ngày này, cổng địa ngục sẽ mở cho các bóng ma lên tràn lên nhân gian để kiếm cơm, vui chơi

Vào tháng này, người dân Trung Quốc sẽ chuẩn bị các bữa cơm để cúng tổ tiên và những vong hồn vất vưởng khác, đốt vàng mã, quần áo…

Thông qua những việc làm này, người Trung Quốc muốn duy trì phúc đức tổ tiên, mong ước tổ tiên phù hộ cho con cháu đồng thời xoa dịu nhiều linh hồn khác

Đi xem kịch ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu ở Trung Quốc trong tháng cô hồn. Những vở kịch ca ngợi thần linh và được cho là đem đến niềm vui cho những bóng ma

Vào ngày cuối cùng của tháng cô hồn, người Trung Quốc sẽ thả đèn lồng xuống các con sông như để dẫn đường cho hồn ma trở về cõi âm

Ngoài ra, vào tháng này người Trung Quốc còn kiêng kỵ chụp ảnh vào ban đêm, không đi một mình vào buổi tối, không mua sắm, không bắt đầu kinh doanh, tổ chức sinh nhật hay giết sâu bọ, côn trùng vào buổi tối trong tháng cô hồn

Bên cạnh đó, họ còn tổ chức một buổi xem lại các cuốn phim cũ và mời người quá cố về xem chung, cùng ăn chè và sinh hoạt như lúc họ còn sống

Sau khi tham gia những nghi lễ tâm linh và lễ tang, họ thường dùng những chiếc lá tươi, như lá sen tắm rửa cơ thể để thanh tẩy vì họ không muốn những cô hồn theo về nhà

Singapore: Lễ cô hồn ở Singapore cũng rơi vào tháng 7 âm lịch. Ở đây, người dân cũng thắp hương cúng tổ tiên, đốt vàng mã cho vong linh tương tự như các quốc gia châu Á khác

Bên cạnh đó, người Singapore sẽ kiêng kị chuyển nhà hay văn phòng trong tháng này vì họ cho rằng việc làm này sẽ khiến các linh hồn đang trú ngụ nổi giận, tránh giết côn trùng hoặc mặc áo đỏ vì cho rằng ma quỷ sẽ bám theo

Cũng giống như Trung Quốc, vào tháng cô hồn người dân Singapore thường sẽ xem kịch, tuy nhiên hàng ghế đầu sẽ được để trống dành riêng cho các hồn ma

Malaysia: Ở Malaysia cũng có những phong tục trong tháng cô hồn gần giống với người Trung Quốc như thả đèn tiễn vong linh, dâng cúng các vật phẩm, đốt vàng mã...

Người dân Malaysia thường để các vật cúng lễ bên đường vì tin rằng những hồn ma vất vưởng có thể lấy những thứ đồ đó trên đường đi

Ngoài ra, trong tháng cô hồn, các tín đồ Phật giáo sẽ đến những ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cho các vong linh và đốt hình nộm của thần bảo hộ các linh hồn, Khi ấy thầy tu sẽ tung đồng xu để các tín đồ cầu may trong dịp lễ Ma Quỷ ở Malaysia

Tại Đài Loan (Trung Quốc), lễ cúng cô hồn được diễn ra với ba phần khác nhau: mời các vong hồn, cúng tế cho họ ăn vào ngày 15-7 và đưa tiễn họ vào ngày 29-7

Trong ngày cúng cô hồn, các gia đình sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng trên chùa hoặc thực hiện ngay trước sân nhà mình

Gia đình có điều kiện có thể mời các vị sư về nhà làm lễ cầu siêu cho vong linh tổ tiên nhà mình và các linh hồn không nơi nương tựa khác

Trong dịp này, người dân Đài Loan cũng tổ nhiều lễ hội khác như lễ hội rước ma, thả đèn hoa đăng với quy mô lớn

Nhật Bản: Lễ hội Obon được xem là một lễ hội quan trọng có truyền thống lâu đời ở “Xứ sở hoa anh đào”. Giống như lễ Vu Lan ở Việt Nam, đây là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và dành thời gian bên gia đình

Được tổ chức vào ngày 14, 15, 16 tháng 7 âm lịch, lễ hội tháng cô hồn này ở mỗi địa phương tại Nhật Bản lại có những cách thức tổ chức các nghi lễ và hoạt động riêng biệt

Thông thường sẽ có các hoạt động diễu hành tập thể, các hội chợ và khu vui chơi đón tiếp rất nhiều người đến tham quan và mua sắm

Người Nhật cũng tiến hành các nghi lễ quan trong và giống các nước khác như cúng bái, thả đèn hoa đăng…

Tuy nhiên, nếu như đèn hoa đăng của Việt Nam là những bông sen bằng giấy, đèn hoa đăng Trung Quốc là các bông tròn thì đèn hoa đăng Nhật Bản được làm bằng những khung tre hình trụ vuông, giấy bồi cứng, khi đốt đèn lên và thả xuống hồ nước không mau tắt cũng như không bị rã ra, trông rất sáng tạo và bắt mắt

Sông Hương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nhung-phong-tuc-trong-thang-co-hon-cua-cac-nuoc-chau-a-co-gi-thu-vi-post442054.antd