Những phiên bản mạnh nhất của 'sứ giả chiến tranh Tomahawk'

Tên lửa hành trình Tomahawk được phát triển vào giữa thập niên 1970, đến nay nó đã phát triển qua 5 phiên bản; phiên bản mới nhất Block V có khả năng chống hạm, có thể đánh chìm tàu chiến đối phương chỉ bằng một phát bắn.

 Tên lửa hành trình Tomahawk, một trong những tên lửa lâu đời nhất trong quân đội Mỹ, đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ, nhưng do có sự nâng cấp liên tục, nó vẫn là một hệ thống vũ khí có khả năng chiến đấu cao trong môi trường tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Tên lửa hành trình Tomahawk, một trong những tên lửa lâu đời nhất trong quân đội Mỹ, đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ, nhưng do có sự nâng cấp liên tục, nó vẫn là một hệ thống vũ khí có khả năng chiến đấu cao trong môi trường tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Tên lửa Tomahawk do công ty General Dynamics thiết kế, là một trong những tên lửa hành trình thực sự hiệu quả đầu tiên. Không giống như tên lửa truyền thống sử dụng động cơ tên lửa, bay ở độ cao lớn và di chuyển với tốc độ Mach 2+, Tomahawk sử dụng động cơ tua-bin phản lực, bay ở độ cao thấp và với tốc cận âm. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Các kỹ sư của General Dynamics đã lựa chọn động cơ tua-bin phản lực, dùng liệu lỏng vì nó có tầm hoạt động lớn hơn động cơ tên lửa có cùng kích thước. Tốc độ chậm hơn cũng làm cho việc bay ở độ cao thấp trở nên khả thi hơn, do đó khiến tên lửa khó bị radar phát hiện hơn nhiều. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Bất chấp tuổi đời của nó, tên lửa hành trình Tomahawk vẫn tồn tại trong chiến tranh hiện đại, thông qua một loạt các nâng cấp liên tục và thiết kế của tên lửa Tomahawk cũng là hình mẫu để Nga, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc và Ấn Độ chế tạo các mẫu tên lửa hành trình tương tự. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Phiên bản tên lửa Tomahawk đầu tiên (Block I) được phóng từ các phương tiện trên mặt đất và chỉ được trang bị đầu đạn hạt nhân, mà không có đầu đạn thông thường và tiêu hủy theo Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF), được ký giữa Liên Xô và Mỹ năm 1988. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Đến phiên bản Block II thì có thêm đầu đạn thông thường để tấn công các mục tiêu trên bộ, giống như những gì đã được chứng minh trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, tên lửa Tomahawk đã tấn công các sân bay của Không quân Iraq và các mục tiêu ban ngày trên khắp thủ đô Baghdad của Iraq. Từ phiên bản Block II, chỉ còn các phương tiện phóng trên biển. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Phiên bản Block III đã bổ sung thêm cơ cấu dẫn đường vệ tinh (GPS), loại bỏ hệ thống lập trình tốn thời gian cần 80 giờ, để vẽ đường đi của tên lửa; giúp giảm thời gian chuẩn bị phóng của tên lửa xuống chỉ còn 30 phút. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Đến phiên bản Block IV, tên lửa Tomahawk của Mỹ được bổ sung thêm nhiều tính năng hơn, bao gồm khả năng xác định lại tuyến đường bay khi tên lửa đã rời khỏi bệ phóng; có camera và liên kết dữ liệu, cho phép tên lửa gửi lại hình ảnh. Nếu Tomahawk phát hiện ra mục tiêu của nó đã bị tấn công hoặc mục tiêu dân thường, tên lửa có thể được định tuyến lại, để tiêu diệt mục tiêu khác. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Phiên bản Block V là biến thể mới nhất, bổ sung thiết bị dẫn đường và liên lạc cho những tên lửa Tomahawk phiên bản cũ hơn; những thiết bị điện tử trên phiên bản Block V khó bị đối phương gây nhiễu và khó bị radar đối phương phát hiện hơn. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Những nâng cấp của Phiên bản tên lửa Tomahawk Block V rất quan trọng, bởi vì khi bị phát hiện, tên lửa hành trình cận âm tương đối dễ bị bắn hạ. Block V lại được chia thành hai loại là Block VA và Block VB. Về cơ bản, Block VA biến tên lửa hành trình tiến công mặt đất thành tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Loại Block VA còn được gọi là Navy Strike Tomahawk, đầu đạn được trang bị các cảm biến mới, cho nó khả năng tấn công mục tiêu di động trên biển ở khoảng cách gần 2.000 km. Hiện chưa rõ, liệu Block VA có thể tấn công các mục tiêu trên bộ hay không? Nguồn ảnh: Wikipedia.

Còn loại Block VB thiên về tấn công các mục tiêu trên đất liền với đầu đạn đa tác dụng (MEWS) mới. Hiện những thông tin về phiên bản tấn công mặt đất còn đang được giữ bí mật; nhưng nó có vẻ là một đầu đạn nặng 450 kg, có khả năng tấn công các mục tiêu được bảo vệ kiên cố trên mặt đất và dưới lòng đất. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Ưu điểm của phiên bản Block V là không cần các bệ phóng riêng biệt. Block V sẽ phù hợp với bất kỳ ống phóng thẳng đứng nào, hiện đang được trang bị trên các tàu chiến, tàu ngầm của Mỹ. Block V cũng sẽ trang bị cho các tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Hiện nay tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga được trang bị 122 ống phóng thẳng đứng, còn tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị từ 90 đến 96 ống phóng. Về mặt lý thuyết, một tàu tuần dương có thể mang tới 122 tên lửa Block VA; mặc dù trong cách bố trí, sẽ phải giành 1/2 số ống phóng để bố trí tên lửa phòng không, cho nhiệm vụ phòng không hạm đội. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Giống như nhiều loại vũ khí trong kho vũ khí của Mỹ, tên lửa Tomahawk đã cũ - ít nhất là về mặt khái niệm. Tuy nhiên khởi điểm của tên lửa Tomahawk là tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, nhưng bây giờ nó đã biến thành những tên lửa hành trình chống hạm và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kiên cố trên mặt đất, từ khoảng cách cách xa hàng nghìn km. Nguồn ảnh: Defence.

Như vậy nhờ khả năng thích ứng với thời đại, đảm nhận những vai trò mới và tự làm mới lại chính nó, có nghĩa là nó sẽ là một hệ thống vũ khí tiến công có sức mạnh ít nhất là trong một thập kỷ tiếp theo. Nguồn ảnh: Defence.

Hải quân Mỹ thử nghiệm tên lửa Tomahawk trên biển, sử dụng tiêm kích phản lực để đuổi theo tên lửa nhằm ghi hình lại toàn bộ quá trình bay.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-phien-ban-manh-nhat-cua-su-gia-chien-tranh-tomahawk-1480990.html