Những phát hiện thú vị về con người

Nhân loại học y tế là phân nhánh ứng dụng nghiên cứu hình thể và sức khỏe con người, giúp tìm ra những liệu pháp chữa trị bệnh tốt hơn.

Theo Bách khoa thư mở, nhân loại học hay nhân chủng học (anthropology) là ngành nghiên cứu nhiều khía cạnh của loài người trong quá khứ lẫn hiện tại. Trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ Nhân loại học bắt nguồn từ các từ trong tiếng Hy Lạp là anthropos có nghĩa là “con người” và logos có nghĩa là “nghiên cứu”.

Nhân loại học là gì?

Nhân loại học thường được phân ra thành 4 phân ngành cơ bản là: Nhân học hình thể (physical anthropology), Nhân loại học văn hóa - xã hội (socio-cultural anthropology) tổng hợp từ hai nhánh nghiên cứu của Mỹ và Anh là Nhân loại học văn hóa (cultural anthropology) và Nhân loại học xã hội (social anthropology) nhưng mục tiêu của hai ngành học về cơ bản là khác nhau.

Về cơ bản, các phân ngành của nhân loại học đều có mối liên quan mật thiết với nhau, cố gắng tìm hiểu bản chất sinh học và văn hóa của con người, nhấn mạnh tới vai trò của văn hóa và các phương pháp tiếp cận mang tính so sánh.

1. Lai tạo giữa người Neanderthal và Denisovan ảnh hưởng đến người hiện đại

Người da trắng, người Đông Á và khá nhiều người ngoài vùng cận Sahara châu Phi khi kiểm tra gen di truyền DNA thường dương tính với sự hiện diện DNA của người Neanderthal cho dù số lượng DNA của người Neanderthal hiện diện trong các quần thể và cá nhân hiện đại lại không đồng nhất. Dân số Đông Á và dân số da trắng bình quân mang trong người tới 2% DNA của người Neanderthal (một số người có thể ít hơn), trong khi dân số châu Á và Melanesian (quần đảo tây nam Thái Bình Dương) lại có chứa mức độ DNA khác nhau của người Viking.

Nếu là người Melanesia, tỷ lệ DNA của người Viking là cao nhất, 3-5% trong hệ gen. Ngoài ra, qua phân tích di truyền, các nhà khoa học phát hiện thấy lịch sử loài người bị ảnh hưởng bởi nhiều loài khác nhau.

Theo Bách khoa thư mở, người Neanderthal hay Neandertal là một loài trong chi Người đã tuyệt chủng Neanderthal hoặc được xếp là phụ loài (hay chủng tộc) của người hiện đại (Homo sapiens neanderthalensis) hoặc được tách thành một loài người riêng (Homo neanderthalensis).

Nguyên thủy người Neanderthal sống ở châu Âu sớm nhất cách đây là khoảng 350-600 Ka BP (ngàn năm tính tới hiện tại) và được coi là đã tuyệt chủng từ 30 Ka BP. Nhưng nghiên cứu dấu vết gen đề xuất rằng người Neanderthal giao phối với người hiện đại Homo sapiens vào khoảng giữa 80 và 50 Ka KP trước ở Trung Đông.

Người Denisova thuộc chi Người có thể là một loài trước đây chưa biết dựa trên một phân tích ADN ti thể (mtDNA). mtDNA của người Denisova khác với mtDNA của người Neanderthal và người hiện đại. Rất có thể Denisova có cùng nguồn gốc với người Neanderthal và lai giống với tổ tiên của người Melanesia hiện đại.

Nhóm người tóc đỏ nhạy cảm đau với thuốc gây tê. Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống.

Nhóm người tóc đỏ nhạy cảm đau với thuốc gây tê. Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống.

2. Tóc đỏ và thuốc gây tê

Theo các nghiên cứu về hình thể học, tóc đỏ là màu tóc hiếm gặp trong cộng đồng dân số chung. Nó không chỉ lạ về màu sắc mà còn kịch tính và phiền toái liên quan đến sinh học, đặc biệt, làm giảm hiệu quả của thuốc gây tê khi phẫu thuật.

Thuốc gây mê hiện đại là một trong những thành tựu sáng chói của y học, nhưng khi cần dùng, chúng lại không mang lại tác dụng ở nhóm người tóc đỏ tự nhiên. Đây là một trong những bí ẩn đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết.

Với đặc thù này, nhiều nhà khoa học đã vào cuộc và tìm thấy có yếu tố di truyền gây ra. Tuy thấy nguyên nhân trên, cơ chế cụ thể lại chưa phát hiện hết, chỉ thấy các bệnh nhân tóc đỏ cần thêm khoảng 19% thuốc tê để đạt được hiệu quả giảm đau thích hợp so với nhóm người có các màu tóc khác.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nha khoa Mỹ, một biến thể gen liên quan đến màu tóc đỏ, tạo ra những thay đổi trong chuyển hóa thuốc của thuốc gây tê dùng trong nha khoa. Gần một phần năm bệnh nhân tóc đỏ cần một lượng thuốc gây mê lớn hơn cho phép, điều này cho thấy tóc đỏ chứa đựng nhiều bí ẩn, nó tác động tới sự nhạy cảm đau của con người.

3. Làn da sẫm màu lợi thế môi trường

Làn da sẫm màu từ lâu đã bị định kiến, gán cho nhiều cái xấu. Christoph Meiners, nhà khoa học người Đức còn cho ra đời cả một định kiến có tên Chủng tộc da trắng (Caucasian Race) để kỳ thị các tộc người da màu. Meiners coi thường phần lớn dân số toàn cầu, thậm chí còn gọi người Nam Âu là những người Italy “da trắng bẩn”.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người, kể cả giới nghiên cứu không hiểu hết, đó là do khí hậu gây ra. Khi trời càng nắng, càng nóng, da càng dễ bị ảnh hưởng, nhưng trong trường hợp này, những người có làn da sẫm lại lợi thế, dễ thích nghi với môi trường. Ở vùng khí hậu lạnh hơn, ít ánh sáng hơn, nên da người dễ trở nên sáng hơn, vì cơ thể loại bỏ melanin giống như động vật có vú sống dưới nước đoạn tuyệt với chân tay. Nhưng ở những nơi nóng hơn, nguy cơ ung thư da sẽ tăng mạnh nếu người thuộc nhóm da trắng sống ở những nơi luôn tràn ngập mặt trời.

Thực tế, làn da sẫm màu là một lợi thế, giúp họ tránh xa bệnh tật và nhiều lợi thế khác.

Phụ nữ Đông Á có duyên là do gen EDAR mang lại. Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống.

4. Người Đông Á được hưởng lợi nhờ gen EDAR

Người gốc Đông Á sở hữu những đặc điểm hấp dẫn từ di truyền. Nghiên cứu di truyền ở người được thực hiện với các mô hình trên chuột tìm thấy một đột biến gen EDAR có lịch sử 30.000 năm bắt nguồn từ Trung Quốc. Gen này khi đưa vào chuột khiến loài gậm nhấm thể hiện những đặc điểm ưu việt giống như ở người.

EDAR này chịu trách nhiệm cho một loạt các đặc điểm đặc biệt, như kiểm soát nhiều tuyến mồ hôi, giúp con người đầu tiên ở châu Á giảm nhiệt độ cơ thể dư thừa trong điều kiện nhiệt đới ẩm ướt.

EDAR cũng tạo ra hiện tượng răng khểnh, phát triển bầu ngực nhỏ gọn ở phụ nữ và mái tóc dày, mượt mà. Mái tóc óng mượt và khỏe của người gốc Đông Á được phụ nữ khắp thể giới ngưỡng mộ, bỏ xa những bộ tóc giả chế từ tóc người thật cho dù có đẹp đến đâu.

5. Di truyền của con người được định hình bởi bệnh sốt rét?

Cấu trúc di truyền của con người đã bị thay đổi khá nhiều bởi những bất thường diễn ngay trong hệ gen cơ thể, như khi phản ứng với mối đe dọa từ mầm bệnh sốt rét.

Có ba bất thường ảnh hưởng đến huyết sắc tố ở người trên khắp thế giới, bao gồm thiếu máu hồng cầu hình liềm (được biết đến nhiều nhất từ dân số châu Phi), một dạng bệnh thalassemia gây thiếu máu ở một số dân cư Địa Trung Hải và một dạng bệnh thalassemia khác tại một số vùng châu Á nhằm giúp cơ thể chống lại bệnh sốt rét. Điều thú vị là những bất thường này chỉ xuất hiện ở nơi có bệnh sốt rét.

Nghiên cứu được thực hiện tại Papua New Guinea cho thấy một rối loạn gọi là alpha thalassemia khiến những người bị ảnh hưởng có các tế bào hồng cầu có kích thước bất thường một chút so với dân số chung.

Kết quả, những người mắc bệnh này có lượng huyết sắc tố được phân phối trên một số lượng tế bào lớn hơn. Mặc dù gây ra bệnh thiếu máu nhẹ, nó lại có tác dụng kháng sốt rét. Đây là một ví dụ điển hình của chọn lọc tự nhiên về các đặc tính chung trong dân số, trong đó di truyền của con người bị tác động bởi bệnh tật, điển hình là bệnh sốt rét.

3 điều chứng tỏ con người vẫn không ngừng tiến hóa Từ việc uống sữa, thời gian nín thở đến cách chống lại bệnh tật, con người vẫn đang phát triển những đặc điểm mới để tồn tại khi thế giới không ngừng thay đổi.

Theo DS. Trang Nhung / Sức Khỏe Đời Sống

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nhung-phat-hien-thu-vi-ve-con-nguoi-post955567.html