Những pha máy bay hạ cánh kinh ngạc nhất lịch sử

Câu chuyện về những pha hạ cánh kinh ngạc: các phi công đã cứu bản thân và hành khách khỏi tay thần chết.

Ảnh: Smartbiz

Ảnh: Smartbiz

Nhân dịp kỳ tích của Damir Yusupov - phi công của hãng Ural Airlines, người đã hạ cánh chiếc Airbus A321 trên một cánh đồng ngô, chúng ta cùng nhớ lại những cuộc hạ cánh khẩn cấp đáng kinh ngạc nhất, không xảy ra thiệt hại về người.

Hạ cánhxungTháiBìnhDương

Việc hạ cánh khẩn cấp trong thời kỳ máy bay chưa lắp động cơ phản lực đơn giản hơn nhiều. Vì máy bay hạ cánh ở tốc độ tương đối thấp, thích nghi với đường băng cỏ và cấu hình của cánh máy bay giúp cho việc bay lượn trong một thời gian dài và khá dễ dàng.

Nhưng để hạ cánh trên cánh đồng nào đó, trước hết, phải bay trên khu vực đất liền, còn chiếc Boeing 377 Stratocruiser của hãng Pan American World Airlines đã bay đêm 16/10/1956 từ thủ đô Hawaii của Hawaii đến San Francisco chủ yếu lại bay trên biển Thái Bình Dương.

Phi hành đoàn rất có kinh nghiệm: chỉ huy máy bay là Richard N. Ogg (đã có 13,1 nghìn giờ bay), phi công phụ là George Lee Hacker (có 7,5 nghìn giờ bay), người dẫn đường là Richard L. Brown (1,3 nghìn giờ bay) và kỹ sư boong - Frank Garcia Jr. (có 1,7 nghìn giờ bay).

Chuyến bay diễn ra như thường lệ, sau lần tăng độ cao đầu tiên lên bốn nghìn mét, các phi công bắt đầu nâng độ cao lên tới 6,4 km. Để thực hiện điều này, họ tăng công suất động cơ. Khi đã đạt tới độ cao đã định và phải giảm tốc độ thì một động cơ lại làm ngược lại, nghĩa là tăng tốc độ.

Mọi nỗ lực của phi hành đoàn nhằm khắc phục sự cố như: tắt van tiết lưu, hạn chế hỗn hợp khí đốt và cắt nguồn cung cấp dầu để động cơ buộc phải tắt, nhưng cánh quạt vẫn tăng tốc độ theo chế độ tự động.

Khoảnh khắc chiếc máy bay Boeing 377 chạm mặt biển. Do máy bay bị đắm mình trong nước nên những người có mặt trên các con tàu gần đó cảm thấy như một thảm họa đang xảy ra trước mắt họ. Ảnh: Wililiam Simpson/Cảnh sát biển Hoa Kỳ

Sức cản phía trước của máy bay tăng mạnh, và mức tiêu thụ nhiên liệu cũng tăng vọt. Tốc độ giảm từ 348 xuống còn 280 km/h, máy bay bắt đầu mất độ cao và phi hành đoàn quyết định chuẩn bị hạ cánh khẩn cấp.

Thật may mắn, trên cùng hướng bay của chiếc máy bay này, trên mặt biển có con tàu theo dõi khí tượng November và tàu Ponchartrain. Các thủy thủ đoàn của những con tàu này đã tạo ra vệt đường băng trên bề mặt đại dương bằng các loại đèn. Họ bắt đầu phát tín hiệu bằng ánh sáng giả.

Tuy nhiên, cơ trưởng cho rằng máy bay hoàn toàn có thể điều khiển được và không cần phải hạ cánh khẩn cấp. Chiếc Boeing lượn vòng trên các con tàu, nhằm tiêu hao bớt nhiên liệu và chờ cho trời hửng sáng.

Tại thời điểm này, hành khách được phép đi lại trong khoang và thậm chí còn được hút thuốc cho bớt căng thẳng. Đến 6 giờ sáng, bắt đầu chuẩn bị cho việc hạ cánh. Hành khách cởi giày, tháo kính, lấy các vật sắc nhọn ra khỏi túi, mặc áo phao, được hướng dẫn cách sử dụng thuyền cứu sinh.

Vào lúc 6:13 sáng, máy bay đã sẵn sàng hạ cánh – các cánh giảm tốc được hạ xuống, động cơ đã tắt và phi hành đoàn ngồi vào các vị trí trong cabin. Hai phút sau, chiếc máy bay chạm xuống nước.

Cảm giác ban đầu rất êm, nhưng sau đó cánh trái bị một làn sóng phủ lên, chiếc máy bay gần như quay ngoắt 180 độ và đuôi của nó bị xé toạc ra. Một số người bị ngã xuống sàn, có những trẻ em bị bay ra khỏi vòng tay của mẹ.

Tuy nhiên, không có trường hợp tử vong nào, chỉ có 5 người bị thương nhẹ. Nhưng tất cả các con vật trong khoang hành lý đều chết: gồm 2 con chó, 1 con vẹt và 3.300 con chim hoàng yến.

Các thủy thủ trên các con tàu lập tức lao đến cứu hộ, và đến 06:32 tất cả 24 hành khách cùng 7 thành viên phi hành đoàn đã có mặt trên tàu. Ba phút sau, chiếc máy bay chìm xuống. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cuộc có hạ cánh không có thương vong về người.

Sphnmaymncủa Đạigiáochủ

Trong lịch sử hàng không dân dụng, chỉ có 7 trường hợp máy bay chở khách hạ cánh khẩn cấp mà không có thương vong. Và một trong những trường hợp đó xảy ra vào năm 1963 tại Liên Xô.

Sáng 21/8/1963, chiếc máy bay Tu-124 của hãng hàng không Aeroflot cất cánh từ đường băng sân bay Ülemiste – thủ đô Tallinn của Cộng hòa Estonia (nay là sân bay tên Lennart Meri) và hướng đến sân bay Vnukovo Moscow.

Trên khoang có 45 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn do Cơ trưởng Mostov chỉ huy. Lúc bấy giờ, đây là loại máy bay đời mới: Model này chỉ mới được vận hành trên các chuyến bay thường xuyên từ mùa thu năm 1962, chưa đầy một năm.

Nhưng chiếc máy bay này đã không đến được Moscow.

Những trục trặc xảy ra ngay từ khi bắt đầu bay: khi cất cánh, càng trước của máy bay bị kẹt. Không thể quay lại Ülemiste được nữa vì sân bay đã chìm trong sương mù.

Những người điều phối đã lệnh cho chiếc Tu-124 bay đến sân bay gần nhất, nơi có đường băng đủ độ dài hạ cánh cho loại máy bay này (2000 mét), đó là sân bay Pulkovo thuộc thành phố Leningrad.

Trước khi được phép hạ cánh bằng "bụng", phi hành đoàn được lệnh phải tiêu hao nhiên liệu để tránh cháy nổ. Và để nhiên liệu được ngốn nhanh hơn và tránh bị áp lực nén, các phi công đã cho máy bay bay tới Leningrad ở độ cao 0,5 km.

Sau đó những trục trặc khác tiếp tục xảy ra. Không rõ đâu là rủi ro tình cờ, đâu là lỗi do thiết kế máy bay, đâu là do sự bất cẩn của dịch vụ giám sát mặt đất và bảo trì, đâu là lỗi của phi công.

Dù sao, trong khi bay trên không, các phi công cũng đã cố gắng khắc phục sự cố kẹt càng trước - họ đã dùng một cây gậy để đập vào càng máy bay với hy vọng nó sẽ đóng mở được, song nỗ lực đã không thành công.

Khi còn cách sân bay khoảng 20 km, một trong những động cơ đột nhiên ngừng làm việc. Có thể do hết nhiên liệu (do các phi công chỉ chú ý bay lượn vòng nên không để ý điều này), hoặc do ống dẫn nhiên liệu bị kẹt (cho đến giờ, các giả thiết vẫn chưa thống nhất với nhau).

Cơ trưởng yêu cầu được dẫn đường, và được phép bay qua thành phố. Đây đã là một sự mạo hiểm lớn. Và sau đó động cơ thứ hai cũng ngừng hoạt động.

Cơ trưởng Mostov đã làm những gì mà anh cho là đúng đắn: anh trao cần lái cho phi công phụ Vasily Chechenev, một cựu phi công hải quân, người đã từng bay trên "thủy phi cơ" và biết cách hạ cánh trên mặt nước.

Chiếc Tu-124 hạ xuống sông Neva, ở khoảng giữa vị trí 2 cây cầu Alexander Nevsky và Cầu đường sắt Phần Lan. May thay, chiều dài của khúc sông và chiều rộng của nó (hơn 400 mét) cũng đủ để hạ cánh.

Cú hạ cánh của chiếc Tu-124 trên sông Neva là cú hạ cánh khẩn cấp đầu tiên thành công của loại máy bay chở khách mang động cơ phản lực. Không có thương vong. Ảnh: Wikipedia

Nhờ kỹ năng của phi công, chiếc máy bay không bị chúi mũi xuống nước, không bị xệ đuôi và cũng không bị rơi tõm xuống. Nhưng nắp khoang càng trước nhô ra đã bị xé toạc, và giống như một lưỡi dao lam, nó xẻ dọc bụng máy bay.

Lẽ ra, chiếc Tu-124 sẽ bị chìm nhanh chóng, nhưng một điều kỳ diệu khác đã xảy ra: một chiếc tàu kéo chạy bằng hơi nước đang có mặt dưới song Neva, ngay gần đó.

Thuyền trưởng Porshin cũng tỏ ra là một người quyết đoán và nhanh chóng phán đoán tình hình. Không chờ đợi bất kỳ sự chỉ dẫn nào, anh kéo chiếc máy bay đến bờ sông, và tất cả những người trên máy bay đã lên bờ an toàn.

Thuyền trưởng tàu kéo được tặng bằng khen và một chiếc đồng hồ, còn phần thưởng của hành khách là được sinh ra lần thứ hai.

Theo thông tin của giáo phận St. Petersburg, một trong số hành khách sống sót trên chuyến bay đó là Đại giáo chủ tương lai của Giáo hội Chính thống Nga Alexy II. Khi đó, ông mới chỉ là tổng giám mục của Tallinn.

Hệt như tàulượn

Một trong những cuộc hạ cánh khẩn cấp nổi tiếng nhất trong lịch sử là sự kết hợp giữa một tình huống độc đáo, đúng sở thích, kỹ năng với một dịp vui vẻ. Vào ngày 23/7/1983, một chiếc Boeing 767 của Air Canada đang thực hiện chuyến bay theo lịch trình Montreal - Ottawa - Edmonton.

Người giữ vị trí Cơ trưởng là Robert Pearson, 48 tuổi, một phi công giàu kinh nghiệm với thời gian bay hơn 15 nghìn giờ và là một người đam mê trò bay trên tàu lượn. Phi công phụ trên chuyến bay đó là Maurice Quintall, người có hơn 7000 giờ bay.

Chuyến bay được thực hiện vào thời điểm Canada đang chuyển các đơn vị đo lường sang hệ thống đo lường thế giới, và chiếc Boeing 767 này là máy bay đầu tiên trong lịch sử của Air Canada có tất cả các thiết bị đều theo hệ mét.

Thay vì cho các đơn vị đo lường quen thuộc là pound và gallon, nhiên liệu cho máy bay này được đo bằng kilogam và lít. Đương nhiên, sớm muộn gì thì điều này cũng sẽ dễ dẫn đến sai sót.

Kết quả là, do sai sót trong tính toán, thay vì phải nạp 20.100 lít nhiên liệu, người ta chỉ nạp có 4.900 lít. Do đó, khi mới bay được 1/4 chặng đường, trong buồng lái đã xuất hiện tín hiệu cảnh báo áp suất giảm trong hệ thống nhiên liệu của động cơ bên trái.

Hầu hết những người trên máy bay bị chấn thương là do khi trượt trên các phao trượt ở phía sau máy bay. Do càng trước của máy bay bị gẫy, phần đuôi máy bay nhô lên cao tạo nên góc nghiêng của các phao trượt dốc hơn. Kết quả là hành khách trượt xuống đất với tốc độ quá cao. Ảnh: Smartbiz

Các phi công nghi ngờ máy bơm nhiên liệu có vấn đề nên đã tắt tín hiệu báo động đi. Nhiên liệu bắt đầu tự chảy vào động cơ. Tuy nhiên, sau vài phút, tín hiệu tương tự lại vang lên cảnh báo cho động cơ bên phải. Các phi công liền quyết định khẩn trương bay đến sân bay gần nhất của thành phố Winnipeg.

Tình hình mỗi lúc càng trở nên tồi tệ: động cơ bên trái đã ngừng hoạt động. Phi công bắt đầu chuẩn bị hạ cánh bằng một động cơ, nhưng rồi, động cơ bên phải cũng ngừng nốt.

Lúc này, những kinh nghiệm của Cơ trưởng, với tư cách một người chuyên tập luyện môn tàu lượn, đã có đất dụng võ. Anh giảm tốc độ xuống còn 40 km/h và bắt đầu từ từ hạ thấp độ cao, không để máy bay tăng tốc.

Trong khi đó, phi công phụ phải tính toán xem liệu độ cao có đủ để lượn đến Winnipeg hay không. Và khi biết rằng họ không thể lượn đến được sân bay cứu hộ, phi công phụ đã phát hiện ra gần đó có căn cứ không quân Gimli đã bị đóng cửa.

May mắn là vào ngày xảy ra sự cố, trên đường băng của căn cứ không quân, người ta tổ chức lễ hội xe hơi, trong chương trình có cuộc đua ô tô nên hai bên đường băng được thắp đèn chiếu sáng.

Trên đài phát thanh dự phòng, phi công tuyên bố ý định hạ cánh xuống Gimli. Đường băng đã nhanh chóng được dọn sạch và chiếc Boeing bắt đầu chuẩn bị hạ cánh.

Song, do áp suất trong hệ thống thủy lực không đủ, càng máy bay thì đã được thả trong chế độ khẩn cấp, nhưng càng phía trước thì không chốt được, nên khi chạm vào đường băng, nó bị gẫy gập và chiếc Boeing bắt đầu trượt trên đường băng bằng đầu và một bên động cơ.

Trong số 69 người (61 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn), có 10 người bị thương nhẹ trong quá trình thoát ra khỏi máy bay bằng phao trượt.

Chiếncôngthmlng

Ở thành phố Izhme thời Liên Xô cũ, có một sân bay dành cho các loại máy bay nhỏ, với đường băng ngắn (hơn 1.300 mét). Năm 2003, nó đã bị đóng cửa, biến thành sân bay trực thăng.

Trước và sau năm 2003, giám đốc sân bay Sergey Sotnikov là người theo dõi tình trạng của sân bay. Ông đã cho dọn sạch các bụi cây và rác rưởi trên đường băng và không cho phép xe cộ đậu trên đó. Sotnikov phòng xa có khi cần đến, và quả nhiên, sau đó đã có một máy bay hạ cánh xuống đường băng này.

Các nhân viên tình trạng khẩn cấp và đội cứu hỏa nhanh chóng có mặt tại khu vực chiếc Tu-154M hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Izhma bị bỏ hoang. Ảnh: Cơ quan Tình trạng khẩn cấp tại Cộng hòa Komi / RIA Novosti

Vào ngày 7/9/2010, chiếc Tu-154M của Hãng hàng không Alrosa chở 72 hành khách cùng với 9 thành viên phi hành đoàn đã bay từ Polyarny đến Moscow.

Ở độ cao 10,6 nghìn mét, khi đang bay trên không phận thành phố Usinsk, máy bay bỗng nhiên bị mất điện, các thiết bị định vị và liên lạc vô tuyến ngừng hoạt động. Nhưng điều tồi tệ nhất là máy bơm nhiên liệu cũng ngừng làm việc nốt.

Trên máy bay vẫn còn nguồn nhiên liệu dự trữ có thể hoạt động trong nửa giờ. Máy bay hạ độ cao xuống đến 3.000 mét để cố khởi động trạm động lực phụ trợ và sau đó là máy phát điện dự phòng, hy vọng các máy bơm có thể bơm nhiên liệu từ các bình nhiên liệu trên cánh vào bình cung cấp nhiên liệu trong khoang máy bay.

Mọi cố gắng đều không có kết quả nên các phi công tìm kiếm một dòng sông hoặc cánh đồng đủ rộng để cố hạ cánh bằng bụng. Trong khi trên máy bay vẫn còn nhiên liệu thì đây là phương án đầy rủi ro, nhưng đó là cơ hội duy nhất.

Trên máy bay có 2 phi công Evgeny Novoselov (8,5 nghìn giờ bay) và Andrei Lamanov (10,5 nghìn giờ bay) đều là lái chính, thay nhau điều khiển trong chuyến bay dài. Một trong hai phi công nhìn thấy một đường băng ngay dưới cánh. Đó là đường băng Sotnikovsky.

Trên đường băng không có cây cối, bụi rậm, không có ô tô. Các tiếp viên đã điều chuyển một số hành khách lên phía trước để tránh tình trạng đông người ở trước các cửa thoát hiểm.

Không có điện, nên các cánh hãm cũng không hoạt động, vì vậy tốc độ hạ cánh vượt quá mức bình thường gần 100 km/h. Lamanov, người đang cầm lái tại thời điểm đó, đã phải hạ cánh máy bay bằng mắt thường.

Hai lần hạ xuống thấp, phi công lại đưa máy bay lên cao, vì họ nhận ra rằng tốc độ máy bay quá cao và đường băng thì quá ngắn.

Đến vòng thứ ba, Lamanov quyết định hạ cánh. Chiếc máy bay đã lăn bánh thêm 164 mét bên ngoài đường băng, nhưng vẫn đứng nguyên, không bị sập và không bị cháy.

Tất cả hành khách, gồm một phụ nữ mang thai, còn sống và nguyên vẹn. Lamanov và Novoselov được tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga và Sotnikov đã nhận được huy chương "Vì công lao đối với Tổ quốc" hạng II.

Nguyễn Quang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/ho-so/nhung-pha-may-bay-ha-canh-kinh-ngac-nhat-lich-su-3385964/