Những nhóm đối tượng có nguy cơ bị táo bón và trĩ hàng đầu

Táo bón và trĩ dường như đang trở thành chứng bệnh ngày càng phổ cập hiện nay. Chúng thường xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi tính chất nghề nghiệp. Dưới đây là top 5 nhóm có nguy cơ bị táo bón, trĩ cao nhất và cách phòng tránh trong từng trường hợp.

Táo bón và trĩ dường như đang trở thành chứng bệnh ngày càng phổ cập hiện nay. Chúng thường xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi tính chất nghề nghiệp. Dưới đây là top 5 nhóm có nguy cơ bị táo bón, trĩ cao nhất và cách phòng tránh trong từng trường hợp.

Theo thống kê, trên thế giới có tới 14% dân số bị táo bón mãn tính và ngày càng có xu hướng gia tăng. Táo bón thường khởi phát với những triệu chứng đơn giản như phân cứng, khuôn to, khó đại tiện, tần suất đi cầu dưới 3 lần/ tuần. Tuy nhiên, do lơ là chủ quan, nhiều người để tình trạng táo bón kéo dài khiến bệnh thêm trầm trọng. Táo bón có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như rách hậu môn, chảy máu, sa trực tràng, đầy bụng, đau bụng và đặc biệt là trĩ. Táo bón và trĩ thường song hành cùng nhau. Vì vậy, nhóm đối tượng bị táo bón sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Nhìn chung táo bón, trĩ có thể xảy đến với bất cứ ai. Nhưng có 5 nhóm đối tượng sẽ dễ mắc 2 bệnh này hơn cả.

1. Tài xế

Tài xế thường phải ngồi suốt nhiều tiếng đồng hồ tại một chỗ mà không được vận động. Do tính chất di chuyển trên những cung đường nên nhiều người lái xe thường nhịn vệ sinh và chế độ ăn uống thiếu khoa học. Đây chính là 3 thủ phạm chính khiến nhiều tài xế bị táo bón, trĩ nghiêm trọng. Ban đầu là táo bón, nhưng nếu để dẫn đến bệnh trĩ sẽ cản trở nghiêm trọng công việc lái xe. Đôi khi tài xế phải bỏ nghề vì không thể ngồi yến trên xe nếu mắc phải chứng bệnh này.

Cách khắc phục:

- Chọn loại ghế ngồi ềm, thoải mái, vệ sinh sạch sẽ mỗi tuần một lần.

- Nên giải lao tập thể dục nhẹ nhàng giữa các giờ lái xe. Ví dụ, cứ chạy xe khoảng 2-4 tiếng thì tài xế cần giải lao từ 10 -15 phút vận động nhẹ nhàng.

- Tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh. Ngoài bị táo bón, trĩ, khi nhịn tiểu sẽ khiến thận lọc lại nước tiểu vào cơ thể, làm gia tăng bệnh sỏi thận, đau bàng quang.

2. Dân văn phòng

Dân văn phòng hội tụ đủ các yếu tố nguy cơ dẫn đến táo bón, trĩ. Đó là:

- Công việc ngồi nhiều, ít vận động, di chuyển

- Áp lực công việc căng thẳng.

- Ăn nhiều đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ mà ít rau xanh do thời gian buổi trưa khá hạn chế.

- Thói quen uống cà phê, trà xanh để tăng tỉnh táo, tập trung.

Lời khuyên:

Những người làm văn phòng nên hạn chế nguyên nhân gây bệnh đã kể trên. Kết hợp tập luyện thể thao, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Và đặc biệt, hãy giải tỏa những căng thẳng trong công việc để cuộc sống được thư thái hơn.

3. Người cao tuổi

Người cao tuổi thường bị táo bón, trĩ do sự lão hóa bởi tuổi tác. Các cụ ông cụ bà thường khá khó khăn để ăn các loại rau nhiều xơ do răng yếu. Vì vậy mà lượng chất xơ bổ sung hàng ngày thường bị thiếu hụt.

Thoái hóa nhu động đường ruột do tuổi tác khiến hoạt động tống đẩy phân của đại tràng bị ngưng chệ.

Người cao tuổi thường mắc kèm nhiều bệnh khác, dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Táo bón, trĩ có thể là hệ quả từ một bệnh, một loại thuốc nào đó như: bệnh đại tràng kích thích, viêm đại tràng, polyp đại tràng, bệnh lý thần kinh, parkinson, bệnh xơ cứng nhiều nơi... Hoặc táo bón, trĩ là hệ lụy tất yếu cho thời gian tuổi trẻ thiếu quan tâm đến hệ tiêu hóa, lạm dụng các biện pháp nhuận tràng, thụt tháo mà không chữa bệnh tận gốc.

Lời khuyên:

- Để dễ ăn rau hơn, người cao tuổi có thể xay rau nhỏ hơn, nấu cùng cháo. Hạn chế nầu rau quá kĩ, làm mất chất xơ trong rau.

- Tập thể dục, dưỡng sinh mỗi sáng hoặc buổi chiều để nâng cao thể trạng cơ thể.

- Dùng thêm các loại thảo dược trị táo bón như Diếp cá, Rau má, Đương quy

- Xoa bóp bụng từ phải sang trái dọc theo khung đại tràng. Áp dụng thường xuyên cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

4. Phụ nữ mang thai và sau sinh

Giai đoạn mang thai phụ nữ rất dễ bị táo bón, trĩ. Nguyên nhân thường xuất phát từ sự thất thường nội tiết tố, áp lực từ tử cung đè lên khoang bụng, nặng nề ít vận động... Táo bón, trĩ sau sinh chính là hậu quả của quá trình mang thai ở chị em phụ nữ. Vì vậy mà tỉ lệ phụ nữ mắc táo bón cao hơn hẳn cánh mày râu.

5. Người đi công tác thường xuyên

Công việc đòi hỏi phải di chuyển thường xuyên đến vùng đất lạ như tiếp viên hàng không, nhân viên kinh doanh... Sự thay đổi môi trường liên tục có thể khiến đại tràng đình công việc đào thải phân khỏi cơ thể.

Lời khuyên:

- Chú ý bổ sung nhiều loại củ quả giàu chất xơ như bơ, đu đủ, bưởi, cam, lê, mận. Một ly sinh tố cũng góp phần hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn.

- Những ai phải thường xuyên đi lại, công tác có thể dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón, trĩ. Đây là một giải pháp gọn nhẹ, tiện lợi, miễn là bạn tìm được sản phẩm hiệu quả, an toàn để có thể dùng thường xuyên khi cần.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diếp cá vương

Số XNCB:940/2017/ATTP-XNCB

Kết hợp từ Diếp cá ( hàm lượng lên tới 680mg/ 1 viên nén) cùng 11 vị dược liệu khác tạo nên công thức phối hợp hoàn hảo dành cho người bị táo bón, trĩ.

Sản phẩm giúp giảm nhanh chứng táo bón, cải thiện triệu chứng bệnh trĩ, thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Hiện Diếp có vương có mặt tại nhiều nhà thuốc trên các tỉnh thành trong cả nước.

Danh sách các nhà thuốc có bán Diếp cá vương: Điểm bán

Để được tư vấn cụ thể tình trạng bệnh táo bón, trĩ, độc giả có thể liên hệ tới số 0974 789 199.

Website chính thức: Diepcavuong.com

Nguyễn Phượng

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/can-biet/nhung-nhom-doi-tuong-co-nguy-co-bi-tao-bon-va-tri-hang-dau-a243849.html