Những nhận định sai trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Nhiều người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch thường thoa dầu nóng, ngâm chân vào nước nóng, chích lể máu, tự chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc uống…đây là phương pháp và nhận định sai lầm.

Chia sẻ về câu chuyện của mình chị T (Gò Vấp – TP.HCM) cho hay, chị bị suy giãn tĩnh mạch hơn 5 năm, vốn chỉ làm việc nội trợ nhưng đứng ngồi lâu chị thấy sưng đau từ đùi xuống bắp chân, khó đi lại. Mỗi đêm chị bị chuột rút 5-6 lần, đau nhức khó chịu. Nghĩ rằng là bệnh thấp khớp nên chị uống thuốc tây, đông, nam theo mọi người mách và ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày, nhưng không thấy khỏi. Khi ngực trái đau buốt, thở mệt mỏi, nhất là lúc căng thẳng, mất ngủ, chị đi khám thì được biết mắc cả 2 bệnh mạn tính là suy giãn tĩnh mạch sâu và hở van tim.

Mặc dù ở giữa thành phố biển Đà Nẵng, nhưng mấy năm nay chị Nguyễn Thị H không dám mặc áo tắm. “Trước đây, hôm nào phải đứng nhiều, đêm về kiểu gì em cũng bị chuột rút và nhức mỏi. Về sau cảm giác tê chân, châm chích như kiến bò vùng cẳng chân xuất hiện ngày càng nhiều, ngay cả lúc ngủ khiến em rất khó chịu. Có người khuyên em dùng dầu nóng, thoa lên chân và xoa bóp sẽ hết. Không ngờ, bệnh lại càng nặng, hai bàn chân sưng to, trước đây chỉ cảm giác đi giầy dép chật, về sau chỉ cần nhìn bằng mắt cũng thấy” – chị H cho hay.

Ngâm chân vào nước ấm sẽ làm cho người bệnh đau nhức nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu.

Sau đó chị H đi khám, bác sĩ siêu âm mạch máu, kết luận bị suy giãn tĩnh mạch chân.
6 tháng dùng thuốc tây bệnh cũng đỡ nhưng khi mang bầu, những triệu chứng trước đây lại nặng hơn, tê, đau, nặng, không bước chân nổi. Tĩnh mạch xanh tím như con giun kim nổi từ đầu gối đến cổ chân, những vết thâm đen cũng xuất hiện.

Ông Huỳnh Công S (Thủ Đức, TP.HCM) năm nay gần 70 tuổi. Ông bị nhiều triệu chứng: huyết áp cao, mỡ máu cao, đau nhức chân, chân sưng to. Chân sưng to, ông S nghĩ mình bị thấp khớp, nhưng cứ đi ngủ là bị chuột rút, đau đớn cả đêm không ngủ được.Khi những cơn đau kéo dài, 2 bắp chân sưng to ông mới đi siêu âm, thăm khám thì biết mình suy giãn tĩnh mạch sâu.

Bà K (Đất Đỏ - Bà Rịa Vũng Tàu) cũng giống ông S. Là giáo viên nghỉ hưu, khoảng 10 năm trước bà K bắt đầu thấy hiện tượng đau nhức chân, nhưng nghĩ rằng mình tuổi cao bị thoái hóa xương khớp. Nhưng 5 năm trở lại đây, bà thấy xuất hiện đau nhức nhiều hơn ở mắt cá chân, ấn vào như chiếc dây thun, sưng và đi lại khó khăn.

Bà đi khám và được biết bị suy giãn tĩnh mạch chân. Theo nhiều người mách bà K đã đi chích lể máu, nhưng triệu chứng không khỏi mà có hiện tượng nặng hơn.

Theo Lương y Phạm Ngọc Khánh - Phòng khám YHCT Phước An Đường, nhiều người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không được tư vấn đầy đủ hoặc tìm hiểu về bệnh chưa cặn kẽ nên áp dụng những phương pháp điều trị không phù hợp. Bệnh tĩnh mạch cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mục đích của điều trị là cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn nguy cơ từ suy tĩnh mạch nhẹ chuyển sang giai đoạn nặng cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể gây tàn phế hay ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh suy tĩnh mạch có thể phát hiện qua các triệu chứng như đau nhức chân, mỏi chân, nặng chân, tê chân, cảm giác nóng chân, chuột rút về đêm. Những cảm giác khó chịu này tăng lên khi bệnh nhân đứng lâu hay ngồi lâu và giảm bớt khi bệnh nhân nằm gác chân cao. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh còn biểu hiện qua những dấu hiệu lâm sàng như các tĩnh mạch giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da và loét chân.

Thực tế có nhiều bệnh nhân không có dấu hiệu lâm sàng hay ngược lại những người có tĩnh mạch giãn to dưới da nhưng lại không hề đau hay có dấu hiệu khó chịu ở chân khác. Chính những biểu hiện không tương quan này làm cho người bệnh chủ quan không đi khám và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm dẫn đến phù nề, lở loét, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Nhiều người thường thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Thực ra, đây là một quan niệm sai làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu. Bệnh suy tĩnh mạch do các van tĩnh mạch bị hở không thể ngăn chặn dòng máu từ trên chảy xuống dẫn đến ứ đọng. Tình trạng này kéo dài làm cho các mạch máu nhỏ bị giãn ra gây đau. Theo phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to làm tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu.

Suy giãn tĩnh mạch chân không điều trị đúng và kịp thời bệnh tiến triển nặng gây lở loét, khó chữa.

Nhiều người còn có phương pháp sai lầm như rạch một đường nhỏ và chích lể lấy máu. “Phương pháp này vừa không chữa hết bệnh mà có nguy cơ gây lở loét, nhiễm trùng từ vết cắt. Sau khi chích lể và nặn máu, các tĩnh mạch giãn không nhỏ đi mà còn có thể gây đau hơn, tiềm ẩn nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm khác và mất máu, hình thành huyết khối" – Lương y Khánh nhấn mạnh.

Hiện nay, nhiều người bị đau nhức chân nhưng không đi khám mà tự mua thuốc giảm đau, kháng viêm để uống. Một số người mua thuốc trên mạng để điều trị tại nhà. Các loại thuốc này có thể có tác dụng giảm đau tạm thời nhưng không giúp khỏi bệnh, để lại nhiều tác dụng không tốt. Ngoài ra, còn có một số thuốc thảo dược, thuốc nam, thuốc bắc không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, hiệu quả và tính an toàn.

Để điều trị tận gốc bệnh này, phương pháp Đông y là hiệu quả nhất, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng uống thuốc kết hợp châm cứu, hiệu quả nhanh, giảm các triệu chứng đau.

Được biết, hiện nay Lương y Khánh đã tìm và nghiên cứu ra bài thuốc Đông y chữa bệnh này rất hiệu quả. Bài thuốc gồm những loại thảo dược như rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, huyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo và một số vị thuốc khác. Ngoài ra, Lương y Khánh còn kết hợp với châm cứu để giảm các triệu chứng đau, giúp khí huyết lưu thông.

Để được tư vấn và khám bệnh, bệnh nhân có thể liên hệ theo thông tin:

Lương y Phạm Ngọc Khánh – Phòng khám YHCT Phước An Đường. SĐT: 0903.982619. Địa chỉ: 799 Phạm Văn Bạch, P12, Q.Gò Vấp, TP HCM. Website: www.yhocphuocanduong.com

Đông Hường

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/nhung-nhan-dinh-sai-trong-dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-post272251.info