Những nhà khoa học chết oan vì chính 'con đẻ' của mình

Trong lịch sử có không ít nhà khoa học chết oan vì chính 'con đẻ' do họ tạo ra. Tuy nhiên, những phát minh của họ có ý nghĩa lớn.

Jean-François Pilâtre de Rozier là một trong những nhà khoa học chết oan vì chính "con đẻ" của mình. Cụ thể, nhà khoa học người Pháp đã có chuyến bay trên quả bóng khổng lồ hoạt động bằng khí hydro và hơi nóng thành công ngày 21/11/1783. Tuy nhiên, trong cuộc thử nghiệm thứ 2 khi dùng khinh khí cầu bay vượt kênh đào từ Pháp để đến Anh, nhà khoa học này đã tử nạn vì phát minh này cùng người bạn đồng hành Pierre Romain.

Jean-François Pilâtre de Rozier là một trong những nhà khoa học chết oan vì chính "con đẻ" của mình. Cụ thể, nhà khoa học người Pháp đã có chuyến bay trên quả bóng khổng lồ hoạt động bằng khí hydro và hơi nóng thành công ngày 21/11/1783. Tuy nhiên, trong cuộc thử nghiệm thứ 2 khi dùng khinh khí cầu bay vượt kênh đào từ Pháp để đến Anh, nhà khoa học này đã tử nạn vì phát minh này cùng người bạn đồng hành Pierre Romain.

Năm 1946, Louis Slotin cùng 7 nhà khoa học khác tham gia chương trình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. Trong lần thực hiện thí nghiệm, Slotin vô tình làm rơi bình cầu có chứa chất beryllium vào một bình cầu có chứa chất phóng xạ plutonium cùng các chất hóa học khác. Hậu quả là gây ra một vụ phóng xạ. Mặc dù nhà khoa học Slotin đã nhanh chóng chạy ra ngoài và đi cấp cứu, nhưng 9 ngày sau ông đã qua đời bởi nhiễm phóng xạ nặng.

Nhà phát minh người Mỹ William Bullock là người đã phát minh ra một loại máy in quay hoạt động với tốc độ nhanh vào năm 1863. Tuy nhiên, trong một lần sửa chữa cỗ máy trên năm 1867, chân của ông bị thương trong quá trình đó dẫn đến hoại tử. Cuối cùng, William Bullock qua đời khi đang phẫu thuật cưa chân. Nhà khoa học chết vì chính "con" mình này là một sự mất mát to lớn với giới khoa học.

Nhà vật lý học, triết học, kinh tế học, tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng và nhà cách mạng nổi tiếng của Nga Alexander Bogdanov đã thực hiện thí nghiệm nhằm giúp con người "cải lão hoàn đồng" hoặc trẻ mãi không già bằng cách truyền máu. Bogdanov cũng đích thân thực hiện thí nghiệm trên. Tuy nhiên, sau lần truyền máu thứ 11, nhà khoa học Bogdanov chết do lấy máu để truyền từ một bệnh nhân mắc bệnh lao và sốt rét.

Thomas Andrews là một trong các kiến trúc sư chính của dự án thiết kế tàu Titanic huyền thoại. Khi thiết kế, Andrews đưa ra đề nghị rằng cần có ít nhất 46 thuyền cứu sinh được trang bị cho Titanic. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 20 thuyền cứu sinh được trang bị cho con tàu huyền thoại này. Ông đã có mặt trong chuyến hải trình đầu tiên của con tàu và đã giúp mọi người lên 20 thuyền cứu sinh rồi tử nạn cùng chính "đứa con tinh thần" của mình do không có đủ thuyền cứu sinh cho tất cả hành khách và thủy thủ đoàn.

Kỹ sư Henry Smolinski và cộng sự Harold Blake đã tử nạn khi thử nghiệm mẫu ô tô bay đầu tiên với sự kết hợp của đuôi máy bay Cessna Skymaster và thân ô tô Ford Pinto năm 1973. Mẫu ô tô này có thể tách rời phần đuôi hoặc ghép vào đuôi ô tô tùy theo mục đích người sử dụng.

“Ông vua tàu lượn” Otto Lilienthal là người đầu tiên phát minh ra tàu lượn và thực hiện nhiều chuyến bay thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, cũng với chính phát minh này, Otto Lilienthal đã tử nạn ngày 9/8/1896 khi tàu lượn của ông bị mất lực nâng và rơi xuống đất.

Max Valier là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực khoa học tên lửa ở Đức. Năm 1927, ông cùng những người khác sáng lập Hội du lịch không gian. Ông và các cộng sự đã dùng các tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, Max Valier đã tử nạn vì chính loại động cơ này khi một tên lửa phát nổ khiến 1 mảnh thép đâm trúng vào thân động mạch phổi của ông dẫn đến tử vong.

Theo Tâm Anh/Kiến Thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-nha-khoa-hoc-chet-oan-vi-chinh-con-de-cua-minh/20190913034227763