Những nguy cơ về sức khỏe của sữa đậu nành nhiều người chưa biết

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, tác dụng của sữa đậu nành là rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy vậy, nó cũng có tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe mà bạn cần biết.

Sữa đậu nành ngăn chặn hấp thu dưỡng chất

Theo Livestrong, đậu nành và sữa đậu nành không lên men thường chứa hàm lượng acid phytic khá cao, thường có ở vỏ hạt. Acid phytic trong đậu nành cũng có thể ngăn chặn sự hấp thu các khoáng chất quan trọng, bao gồm canxi, magiê, sắt và kẽm. Điều này được cho là dẫn đến sự thiếu hụt các khoáng chất kể trên trong cơ thể, ngay cả khi bạn đã áp dụng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Một nghiên cứu được công bố vào năm 1992 trong “Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ” cho thấy sự hấp thu sắt ở người tăng khi mức phytate giảm.

Ngay cả sau khi tất cả phytate đã được loại bỏ thì hàm lượng sắt được hấp thu cũng bị hạn chế bởi protein có trong đậu nành. Theo Viện Linus Pauling, protein trong đậu nành sẽ ức chế hấp thu sắt. Nếu không có chất sắt đầy đủ, bạn sẽ bị mệt mỏi, nhịp tim nhanh và thở, tim đập nhanh và cuối cùng là thiếu máu.

Có nhiều tác hại ít biết của sữa đậu nành, bạn cần biết để cân nhắc trước khi sử dụng (Ảnh minh họa)

Có nhiều tác hại ít biết của sữa đậu nành, bạn cần biết để cân nhắc trước khi sử dụng (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, enzyme inhibitors trong đậu nành cũng ngăn cản hoạt động của trypsin và các enzyme khác (những chất cần thiết cho quá trình hấp thu chất protein), dẫn đến thiếu hụt chất đạm trong cơ thể. Với sữa đậu nành sản xuất công nghiệp, các nhà sản xuất thường ngâm đậu nành trong dung dịch kiềm (alkaline) sau đó đun ở 115 độ C trong nồi áp suất. Cách làm này khiến chất đạm càng khó tiêu hơn.

Uống sữa đậu nành làm giảm tổng hợp hormone tuyến giáp

Hoạt chất isoflavone tìm thấy trong đậu nành được cho là gây ức chế và làm cản trở hoạt động của một loại enzyme có tên peroxidase. Một trong những loại enzyme được tuyến giáp sử dụng để oxy hóa iot trong cơ thể tạo ra các hormone tuyến giáp. Chính vì vậy, khi lượng isoflavone tăng lên quá nhiều do quá trình lạm dụng sữa đậu nành có thể ảnh hưởng tới việc tổng hợp hormone tuyến giáp. Về lâu dài, còn có thể gây ra nhiều tình trạng xấu như: rụng tóc, mệt mỏi, trí nhớ bị suy giảm… Thậm chí là cả bệnh bướu cổ, ức chế tiểu cầu, gây đông máu. (Những cục máu đông được cho là thủ phạm gây ra các cơn đau tim cũng như đột quỵ)

Dị ứng ở trẻ em cũng là một trong những tác dụng phụ của sữa đậu nành

Không phải trẻ em nào cũng bị dị ứng với đậu nành nên bạn cũng không cần quá lo lắng khi cho các bé uống thức uống này. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta loại bỏ việc tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi chọn sữa đậu nành cho bé yêu nhé! Nếu như các mẹ thấy con bị dị ứng với sữa bò và muốn chuyển sang thay thế bằng sữa đậu nành. Thì hãy chẩn trọng, vì có tới 30-50% trẻ dị ứng với sữa bò cũng có thể dị ứng với sữa đậu nành. Dù rằng hiện tượng dị ứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cũng khá phiền phức vì khi bị dị ứng trẻ có thể ói mửa, đau bụng, tiêu chảy… Ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, sữa đậu nành cũng như các chế phẩm khác có nguồn gốc từ đậu nành thường có lượng mangan khá cao. Mangan khi vào cơ thể quá nhiều có thể làm tổn thương hệ thần kinh. Trong khi sữa đậu nành có thể chứa lượng mangan gấp tới 200 lần so với sữa mẹ.

Đậu nành và bệnh buồng trứng

Theo Boldsky, các sản phẩm đậu nành đã được quan sát thấy là có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe ở một số cá nhân. Điều này là sự thật vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số phụ nữ ăn quá nhiều đậu nành đã bị bệnh buồng trứng do sự gia tăng hàm lượng oestrogen (nội tiết tố nữ). Ở nam giới, đậu nành làm giảm nồng độ testosterone dẫn đến giảm tình dục.

Tuy nhiên, đậu nành lại rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh vì phyto-estrogen (một loại hormone thực vật) trong đậu nành có thể thay thế lượng hormone estrogen (nội tiết tố nữ) bị mất trong cơ thể, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ này.

Video: Mẹo bảo quản bơ chín lâu mà không bị thâm

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/nhung-nguy-co-ve-suc-khoe-cua-sua-dau-nanh-nhieu-nguoi-chua-biet-d128893.html